Bài 1:
Hai bạn tranh luận với nhau về phần văn bản của M. Go-rơ-ki được dẫn ở phần Đọc thêm của bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (tr. 84 - 85, SGK). Một bạn cho rằng luận điểm của phần văn bản ây hiện ra ngay từ câu văn đầu tiên. Còn bạn kia lại cho rằng, phải nói luận điểm đó đã được tác giả đúc kết trong câu văn cuối cùng mới đúng.
Em tán thành ý kiến của bạn nào ? Vì sao ? ( SBT Ngữ Văn 8 Tập II - Trang 72)
Bài 2:
1. Viết lại một cách ngắn gọn khoảng 20 dòng (bằng lời văn của mình) các luận điểm của Ru-xô khắng định lợi ích của việc đi bộ ngao du :
a) Một câu mở đầu
b) Luận điểm thứ nhất
c) Luận điểm thứ hai
d) Luận điểm thứ ba
e) Kết luận
2. Phát biểu ý kiến của em về các luận điểm của Ru-xô biện hộ cho việc đi bộ ngao du :
a) Từng luận điểm Ru-xô nêu lên với các lí lẽ cụ thể có sức thuyết phục không ? Vì sao ?
b) Trật tự các luận điểm của Ru-xô đã thật hợp lí chưa ? Vì sao ?
c) Có gì cần bổ sung trong các luận điểm chung hoặc các lí lẽ cụ thể mà Ru-xô đưa ra ?
3. Ru-xô viết đoạn văn này trong thế kỉ XVIII và ở tuổi 50.
Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 40 dòng theo suy nghĩ của em với tư cách là một HS ở đầu thế kỉ XXI để lí giải cho việc “đi bộ ngao du”.
( SBT Ngữ Văn 8 Tập II - Trang 81 - 82 )
Help me!!! Mk cần gấp!!!
1. Hãy xét xem : Các câu văn trong phần văn bản của M. Go-rơ-ki đều tập trung làm rõ nhận định nào :
a. Sách làm cho tôi : “gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi”.
b. Hay nhận định : Sách giúp tôi “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tôt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sông ấy.”
Chú ý : Cần quan tâm đến những câu như : “Tôi thấy rằng có những con người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điểu đó an ủi tôi phần nào”,…
2.
Bài tập này đòi hỏi phải tóm tắt trung thành, đầy đủ các luận điểm chính của Ru-xô, do đó phải cân nhắc nên thâu tóm hoặc lược bỏ các chi tiết nào để tất cả chỉ gói gọn trong khoảng 20 dòng. Bài làm cũng đòi hỏi phải dùng lời lẽ của mình để thuật lại các luận điểm chung và những lí lẽ cụ thể của Ru-xô. Vì vậy các cụm từ "Theo Ru-xô...", "Ru-xô cho rằng..." nên được sử dụng vào những chỗ thích hợp.
3.
Mở đầu đoạn trích, Ru-xô viết: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Như vậy là luận đề chính đã được đưa ra. Mới nghe, ta ngỡ là nói chơi. Nhưng ởvào thời điểm của thế kỉthứ XVIII, đây làmột nhật hiện bất ngờ. Cách đi (đi bộ) của người chân đất, cách đi hành xác nhọc nhằn lại trở thành một thú chơi hơn hẳn các phương tiện văn minh (đi ngựa) hay bất kỳ thành tựu khoa học nào (ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay...) thế thì còn phải là nói chơi nữa hay không?.
Thuyết phục người đọc phải tin vào quan niệm Đi bộ ngao du thú hơn đi ngựa, nhà văn đã đưa ra luận điểm thứ nhất: đi bộ ngao du rất tự do thoải mái và chủ động. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiêu ít thếnào là tùy... ta quay sang phải, sang trái... Như vậy, chẳng phải là đi bộ ngao du là cách mà con người được giải phóng, được tự do hay sao? Đại từ ta được dùng liên tiếp trong các câu của đoạn văn đã có sức thuyết phục cao, nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, củng cốlòng tin của người đọc. Đoạn văn đã diễn tả được cái hứng khởi tràn đây trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói với những ràng buộcxung quanh. Cái tôi vang lên tiếp sau từ ta nghe như là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi xổ lồng, tiếp xúc với cả thế giới bao la hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Này nhé, Tôi đi bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy...Tôi chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phu trạm... Tôi hưởng thụ tất cảsự tự do mà con người có thểhưởng thụ... Câu văn, dòng văn cứ lôi cuốn người đọc đến say người chính là ởtư thế tự do mà con người ta có được. Tự do đã chắp cánh tâm hồn bay bổng. Cách lập luận của đoạn văn vừa song hành vừa móc xích. Song hành trong cách bộc lộ chủ thểtự do (đại từ ta). Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp (đại từ tôi). Vừa trần thuật giả định trong một câu chưa trọn ý: Nếu tôi mệt... đã lập tức có một cái tôi khác trả lời trong quan hệ hô ứng vang lên: Nhưng Ê-min cómệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Sự tách mình ra làm hai con người khác kết hợp với sự hỏi đáp cũng chỉ là một con người mà thôi! Nó đã làm đoạn văn như một lời đàm đạo, nghĩa là đối thoại với người nghe một cách từ tốn, hồn nhiên, không có gì nặng nề, áp đặt. Không rơi vào tình thế phát ngôn một chiều, đơn điệu, nhưng lại sâu lắng trong lòng người đọc: đi bộ ngao du đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người!.
Con người tự do, tư tưởng thoải mái thì ắt nhận thức sẽ hiệu quả hơn. Đó chính là luận điểm thứ hai màRu-xô đã chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống. Quả thật, đi bộ ngao du làđể quan sát, tìm tòi, phát hiện như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go, những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hy Lạp thời cổ. Đi bộ ngao du là để xem xét những tài nguyên, là đểbiết các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, là để phát triển hứng thú với tự nhiên học: xem xét một khoảng đất mà mình đã qua, ghè một mẫu quả lên đá, sưu tập hoa lá, những hòn sỏi, các hóa thạch của những quả núi. Ru-xô so sánh một cách hóm hỉnh nhưng chính xác vô cùng để làm nỗi bật lí lẽ của mình: phòng sưu tập của những triết gia thì có đủ các thứ linh tinh vì họ chỉ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả. Trái lại, phòng sưu tập của Êmin là phòng sưu tập cả trái đất, còn phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng là đủ nhưng chỉ là một nửa, thậm chí còn khác xa sự thật. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ phải có linh hồn của nó, nghĩa là nơi mọi vật đều ở đúng chỗ như trái đất đã an bài tạo nên một tổng thể hài hoà và sinh động, mọi sự sắp xếp mà không một nhà khoa học tài giòi nào có thểsắp xếp tốt hơn. Một phép so sánh đầy sức thuyết phục: nhà tự nhiên học Đô-băng-tông chắc cũng không thể nào làm tốt hơn phòng sưu tập của Ê-min.
Phải chăng qua luận điểm này, nhà văn đã đề cao con người tự nhiên, ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên đểmởmang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nêu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan niệm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.
Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ. Đây chính là luận điểm thứ ba. Cách trình bày luận điểm này độc đáo ởchỗ: tác giả đặt nó trong ý nghĩa kép của cuộc đi bộ ngao du. Việc tăng cường sức khoẻ, do cách đặt vấn đề ấy như một tác dụng phụ, một tác dụng bổsung, một công đôi việc. Câu văn vừa như một sự chuyển ý vừa như nêu vấn đề: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ tăng cường, tính khí trởnên vui vẻ. Kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm thi tâm hồn bệnh hoạn: mơ màng, buồn bã, cáukỉnh hoặc đau khổ. Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan yêu đời, luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Đó là hai thái cực trái ngược nhau. Cách so sánh mới khách quan làm sao? Bởi tác giả không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du, mà đứng ở một góc nhìn quan sát. Chỉ một hình ảnh đắt giá đã làm nổi bật luận điểm, sức thuyết phục lên càng cao.
Từ khách quan, nhà văn lại trở về với ý tưởng chủ quan.Từ ta đã phát huy tác dụng đến tối đa, giọng văn trở nên hân hoan có khả năng chia sẻ, đồng cảm. Điều kiện ăn ngủ tuy thật thô sơ, thậm chí còn thiếu thốn của đời sống vật chất bình thường không đủ ngăn được những cảm giác khoan khoái của cơ thể và tâm hồn sau những cuộc đi bộ ngao du đem lại: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! Ta thíchthú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Thú vị của việc đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu cuộc sống hơn.
Tuy đề cao lợi ích của đi bộ ngao du nhưng bài văn không phải là bài quảng cáo, lời hô khẩu hiệu. Người đi bộ đã có điểm dừng đúng chỗ: Khi ta muôn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ởmục đích, có chừng mực của nó mà thôi!.
Cách viết của Ru-xô thâm trầm, giản dị, giọng văn thay đổi, lúc thì tranh biện, lúc thì tâm sự, lúc thì hân hoan sung sướng. Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra là sự thực hiển nhiên, là chân lí đầysức thuyết phục đã khẳng định một chân lí: đi bộ ngao du là thoải mái, tự do, rất bổích và thú vị. Ai cũng cần biết, nên biết đi bộ ngao du là để mởmang kiến thức. Mở rộng tầm mắt, phát triển nhân cách, thể lực, làm cho cuộc sống có sắc màu ý vị. Đằng sau một bài văn nghị luận được viết theo lối văn nhật dụng đời thường, ta thấy hiện lên một con người có văn hoá - Ấy là một Ru-xô giản dị, quý trọng tự do và yêu quý thiên nhiên.
Bích Ngọc Huỳnh, Lưu Phương Ly, nguyen minh ngoc, trần thị diệu linh, Nguyễn Công Tỉnh, Trần Thọ Đạt, Thảo Phương , Quỳnh Nhi, Nguyễn Xuân Mong, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Linh, Linh Phương, Mai Phương aNH, ...