Bài 1 : cho tam giác DEF vẽ đường cao DH , gọi M là trung điểm của DE , Vẽ K đối xứng với H qua M
a/ Chứng minh tứ giác DHEK là hình chữ nhật
b/ Cho biết DF= 20cm , EF = 25cm , DH = 16cm. Tính diện tích hình chữ nhật DHEK
Bài 2 : cho hình bình hành ABCD có E, F thứ tự là trung điểm của AB , CD , giao điểm của AC với DE và BF theo thứ tự là M và N . Chứng minh rằng EMFN là hình bình hành
Bài 3 : Cho tam giác ABC có M, N, I lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC Gọi E đối xứng với M qua N
a/ Chứng minh tứ giác AMCE là hình bình hành
b/ Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCE là hình chữ nhật
Bài 4 : cho tam giác DEF . Gọi H , I , K theo thứ tự là trung điểm của DE , DF , EF
a/ CM rằng : tứ giác EHIF là hình thang
b/ CM rằng : tứ giác HIFK là hình bình hành
c/ Tìm điều kiện của tam giác DEF để tứ giác HIFK là hình chữ nhật
d/ Tìm điều kiện của tam giác DEF để tứ giác HIFK là hình thoi
Bài 1:
a) Ta có : tứ giác DKEH có M là trung điểm của 2 đg chéo KH và ED => DKEH là hbh mà gó DHE = 90o ( phụ vs góc DHF ) => DKEH là hcn.
Vậy DKEH là hcn ( đpcm )
b) Xét tam giác DHF vuông tại H , có :
DF2 = DH2 + HF2 ( đ/l Py-ta-go )
=> 202 = 162 + HF2
=> 400 = 256 + HF2
=> HF2 = 400 - 256
=> HF2 = 144 => HF = 12cm
Vì EF - EH = HF => 25-EH=12 => EH = 13cm
Diện tích hcn DHEK là : 13.16 = 228 cm2
Vậy tích hcn DHEK là 228cm2
Bài 2:
Theo đề bài ta có E là trung điểm của AB ; F là trung điểm của DC mà AB=DC ( ABCD là hbh ) => EB = DF lại có EB//DF ( AB//DC )
=> EBFD là hbh
Vì góc BFC = góc ABF ( hai góc so le trong ) ; góc AED = góc EDF ( hai góc so le trong ) mà góc ABF = góc EDF ( EBFD là hbh ) => góc BFC = góc AED
Xét tam giác AEM và tam giác CFN , có :
góc A = góc C ( hai góc so le trong )
góc E = góc F ( cmt )
AE = CF ( gt )
=> tam giác AEM = tam giác CFN ( g-c-g )
=> EM = FN ( hai cạnh tương ứng )
Xét tứ giác ENFM ,có EM//FN ( ED // BF ) ; EM = FN ( cmt )
=> tứ giác ENFM là hbh
Vậy tứ giác ENFM là hbh (đpcm)
Bài 3 :
a) Xét tứ giác AECM , có N là trung điểm của 2 đg chéo AC và EM
=> tứ giác AECM là hbh
Vậy tứ giác AECM là hbh ( đpcm )
b) C/m MN;MI là đg tb của tam giác ABC => MN=1/2ME ; MI=1/2AC ( 1 )
Để hbh AECM là hcn thì hbh AECM có AC = ME(2)
Từ (1) và (2) => MN = MI mà MN=1/2BC ( đg tb ) ; MI=1/2 AC
=> tam giác ABC cân tại C
Vậy để hbh AECM là hcn thì tam giác ABC cân tại C
Bài 4:
a) C/m HI là đg tb của tam giác DEF => HI//EF => HIFK là h.thang
b) Vì HI là đg tb của tam giác DEF => HI = 1/2EF mà EK = 1/2EF => HI=EK lại có HI//EK => HIKE là hbh
c) Để hbh HIFK là hcn thì góc F = 90 độ
Vậy để hbh HIFK là hcn thì tam giác DEF có góc F = 90 độ
d) Để hbh HIFK là h.thoi thì HI = HK mà HI = 1/2EF ; HK=1/2DF ( bn c/m đg trung bình nha ^-^)
=> EF = DF => tam giác DEF cân tại F
Vậy để hbh HIFK là h.thoi thì tam giác DEF cân tại F