Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Chương II - Đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lô Vỹ Vy Vy

Bài 1: Cho tam giác ABC có cạnh BC cố định. Đường trung tuyến BM = 1cm. Hỏi điểm A di động trên đường nào?
Bài 2: Cho hình vuông ABCD. Trên tia đối Ct của CB lấy điểm M, AM cắt CD tại N, BN cắt AD tại P.
a) Chứng minh hai tam giác CNM và DNA đồng dạng
b) Chứng minh: CM.DP=\(AB^2\)
c) Gọi I là giao điểm của CP và DM. Khi M di động trên tia Ct thì I di động trên đường nào
Bài 3: Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Gọi M,N,H,K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
a) Chứng minh bốn điểm M,N,H,K cùng thuộc một đường tròn.
b) Tính bán kính của đường tròn đó khi biết AC=12cm, BD=16cm
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại C, \(\widehat{A}=30^0\). Lấy điểm E thuộc cạnh BC. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AE tại I cắt AC tại K.
a) Tính góc CIK
b) Chứng minh KA.KC = KB.KI, \(AC^2\)=AI.AE-AC.CK
c) Gọi H là giao điểm của AB và đường tròn đường kính AK. Chứng minh H,E,K thẳng hàng
d) Điểm I di động trên đường nào
Bài 5: Cho hình vuông ABCD, E và F lần lượt là hai điểm di động trên BC và CD sao cho \(\widehat{FAE}=45^0\). Kẻ AH vuông góc với EF.
a) Chứng minh H thuộc một đường tròn cố định
b) Xác định vị trí của E,F để diện tích tam giác CEF đạt giá trị lớn nhất
Bài 6: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) đướng kính AD. Gọi H là giao điểm của hai đường chéo BE và CF của tam giác ABC.
a) Chứng minh tứ giác BHCD là hình bình hành
b) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh AH=2OI
c) Gọi G là trong tâm của tam giác ABC. Chứng minh G cũng là trọng tâm của tam giác AHD
Bài 8: Cho hình thoi ABCD. Gọi M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của AB,BC,CD,DA.
a) Chứng minh 4 điểm M,N,P,Q cúng thuộc một đường tròn (O)
b) Tím điều kiện của hình thoi ABCD để các đỉnh B,D cũng thuộc đường tròn (O)
c) Trên cạnh AB,BC lấy các điểm E,F sao cho BE=BF. Gọi G là giao điểm của EO với CD, H là giao điểm của FO với DA. Chứng minh 4 điểm E,F,G,H thuộc 1 đường tròn
Bài 9: Cho tam giác ABC, I là điểm di động trên cạnh BC. Gọi D,E lần lượt là hình chiếu vuông góc của I trên AB, AC. Lấy điểm M đối xứng với A qua D, điểm N đối xứng với A qua E.
a) Chứng minh I là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác AMN.
b) Chứng minh đường tròn (I) đi qua một điểm cố định.
Bài 10: Cho hình vuông ABCD, hai đường chéo cắt nhau tại O. Qua O vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau cắt các cạnh AB, BC, CD, DA lần ượt tại M,N,P,Q.
a) Chứng minh 4 điểm M,N,P,Q cùng thuộc một đường tròn
b) Tính bán kính của đường tròn đi qua 4 điểm M,N,P,Q biết \(\widehat{AOM}=60^0\), AB = \(2\sqrt{2}cm\)
Bài 11: Cho hình vuông ABCD cạnh bằng a. Gọi E,F là hai điểm di động trên cạnh AB, AD sao cho AE+EF+AF=2a. Gọi H là hình chiếu của C lên EF. Chứng minh H thuộc một đướng tròn cố định

Ha Dlvy
22 tháng 11 2017 lúc 21:02

chia nhỏ ra đi bạn ơi

Sonyeondan Bangtan
16 tháng 1 2019 lúc 14:37

1.

gọi O là trung điểm BC=> O cố định
trọng tâm G là giao của BM và AO
theo tính chất trọng tâm:
+BG=(2/3)BM=2/3 cm=>G thuộc đường tròn (B ; 2/3)
+ vtOA= 3vtOG
trong phép vị tự V(O ; 3) : G------>A
=>A chạy trên đường tròn ảnh của (B;2/3) trong phép vị tự trên

3.

a)

tam giác ABC có M là trung điểm của AB (gt) N là trung điểm của BC (gt) nên MN là đường trung bình của tam giác ABC => MN//AC, MN=1/2AC (1) tam giác DAC có K là trung điểm của AD (gt) H là trung điểm của DC (gt) nên KH là đường trung bình của tam giác DAC => KH//AC, KH=1/2AC (2) từ (1) và (2) ta có MN//KH, MN=KH suy ra tứ giác MNHK là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau) ta có BD vuông góc với AC (gt) MN//AC ( chứng minh trên) suy ra MN vuông với BD tam giác ABD có MK là đường trung bình của tam giác => MK//BD suy ra MN vuông với MK hay ^NMK= 90 độ hình bình hành MNHK có một góc vuông nên là hình chữ nhật gọi O là giao điểm hai đường chéo của MH và NK ta có OM = ON= OH= OK nên bốn điểm M,N,H,K thuộc cùng một đường tròn (tâm O , bán kính OM)

b)

ta có MN là đường trung bình của tam giác ABC => MN=1/2AC = 1/2.12 = 6 cm ta có NH là đường trung bình của tam giác CBD => NH= 1/2BD = 1/2.16 = 8 cm áp dụng định lí pytago vào tam giác vuông NMH ta có MH^2= MN^2+NH^2 = 6^2+8^2 = 36+84 = 100 cm => MH= 10 cm ta có OM= ON= MH/2= 10/2 = 5 cm vậy bán kính của đường tròn bằng 5 cm

8.

a)

tam giác ABC có M là trung điểm của AB (gt) N là trung điểm của AC (gt) nên MN là đường trung bình của tam giác ABC => MN//AC, MN=1/2AC (1) tam giác ADC có P là trung điểm của CD (gt) Q là trung điểm của AD (gt) nên PQ là đường trung bình của tam giác ADC => PQ// AC, PQ= 1/2AC (2) từ (1) và (2) suy ra MN// PQ, MN= PQ vậy tứ giác MNPQ là hình bình hành ta có AC vuông góc với BD (tính chất hình thoi) MN// AC (cmt) suy ra MN vuông góc với BD tam giác ABD có MQ là đường trung bình của tam giác ABD => MQ// BD suy ra MQ vuông góc với MN hay ^NMQ= 90 độ hình bình hành MNPQ có một góc vuông nên là hình chữ nhật gọi O là trung điểm của hai đường chéo MP và NQ ta có OM= ON= OP= OQ nên bốn điểm M,N,P,Q thuộc cùng một đường tròn tâm O

☆》Hãčķěř《☆
17 tháng 3 2019 lúc 10:18

Bạn ơi, bạn có thể chỉ mình cách viết kí hiệu góc, cung và kí hiệu căn bậc 2 đc k.


Các câu hỏi tương tự
vuvunomi
Xem chi tiết
OTP là thật t là giả
Xem chi tiết
Mastered Ultra Instinct
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Bảo Tâm
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Duy
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Anh
Xem chi tiết
Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Lê Hồ Duy Quang
Xem chi tiết