Bài 1: Cho 4,8gam Mg tan hoàn toàn vào cốc đựng dung dịch HCL. Toàn bộ khí H2 sinh ra được dẫn vào một ống đựng 23,2 gam oxit sắt từ Fe3O4 nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được a gam chất rắn
a. Tính khối lượng HCL đã tham gia phản ứng
b. Tính thể tích H2 thu được ở đktc
c. Tính a
Bài 2: Cho 9,2g Na vào nước dư thì thu được dung dịch NaOH và khí H2. Tính thể tích khí H2 (đktc) thoát ra và khối lượng NaOH tạo thành
Bài 1:
PTHH: Mg +2 HCl -> MgCl2 + H2
Ta có: \(n_{Mg}=\dfrac{4,8}{24}=0,2\left(mol\right)\)
Theo PTHH và đb, ta có: \(n_{H_2}=n_{Mg}=0,2\left(mol\right)\\ n_{HCl}=0,2.2=0,4\left(mol\right)\\ a,=>m_{HCl}=0,4.36,5=14,6\left(g\right)\\ V_{H_2\left(đktc\right)}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
PTHH: 4H2 + Fe3O4 -to-> 3Fe + 4H2O
Ta có: \(n_{H_2}=0,2\left(mol\right)\\ n_{Fe_3O_4}=\dfrac{23,2}{232}=0,1\left(mol\right)\)
c) Theo PTHH và đề bài, ta có:
\(\dfrac{n_{H_2\left(đb\right)}}{n_{H_2\left(PTHH\right)}}=\dfrac{0,2}{4}< \dfrac{n_{Fe_3O_4\left(đb\right)}}{n_{Fe_3O_4\left(PTHH\right)}}=\dfrac{0,1}{1}\)
=> H2 hết, Fe3O4 dư nên tính theo \(n_{Fe_3O_4}\)
=> \(n_{Fe}=\dfrac{3.0,2}{4}=0,15\left(mol\right)\\ =>a=m_{Fe}=0,15.56=8,4\left(g\right)\)
Bài 2:
Ta có: \(n_{Na}=\dfrac{9,2}{23}=0,4\left(mol\right)\)
PTHH: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
Theo PTHH và đề bài, ta có:
\(n_{H_2}=\dfrac{0,4}{2}=0,2\left(mol\right)\\ n_{NaOH}=n_{Na}=0,4\left(mol\right)\)
Thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra:
\(V_{H_2\left(đktc\right)}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
Khối lượng NaOH tạo thành:
\(m_{NaOH}=0,4.40=16\left(g\right)\)