Bài 1: Chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vĩ ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau: (gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ)
a. Sáng sớm tinh mơ, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
b. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
c. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
d. Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh.
e. Giữa vườn lá xum xuê xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió.
f. Trên mấy cành cau cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên gác bếp.
g. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.
h. Vì tương lai của đất nước, chúng ta phải chăm lo đến sự nghiệp “trồng người”.
Bài 2: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau: (gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ, khoanh tròn vào quan hệ từ)
a. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
b. Vì trời hạn hán nên ruộng đồng nứt nẻ.
c. Tuy quả nhỏ nhưng vị của nó thật đặc biệt.
d. Vì anh đến muộn nên tất cả mọi người đều phải chờ.
e. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
f. Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp em bị hoãn lại.
g. Tuy nhà Lan ở rất xa trường nhưng bạn không bao giờ đến lớp muộn.
h. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
Bài 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để có những câu ghép. Dùng dấu câu hoặc quan hệ từ thích hợp để ngăn cách các vế câu.
a. Đất nước ta giàu đẹp………………………………………………………………………
b. ……………………………………………………………………sương mù tan dần.
c. Món quà tuy nhỏ bé……………………………………………………………………….
d. Vì những điều mà nó đã hứa với cô giáo…………………………………………………
e. ………………………………………………………………………….tôi rất vui.
f. …………………………………………………………………………..cây cối đổ gục.
Bài 4: Đặt 1 câu ghép thể hiện mối quan hệ nguyên nhân-kết quả, 1 câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện-kết quả, 1 câu ghép thể hiện mối quan hệ tương phản, 1 câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến.
a………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
b………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
c………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
d……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………..
Bài 5 :Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện em đã được học.
5)
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.