Bài 1. Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện là do nguyên nhân gì?
Bài 2.
Sự điện li, chất điện li là gì ?
Những loại chất nào là chất điện li ? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu ?
Lấy thí dụ và viết phương trình điện li của chúng.
Bài 3.
Viết phương trình điện li của những chất sau:
a) Các chất điện li mạnh: Ba(NO3)2 0,10M; HNO3 0,020M ; KOH 0,010M.
Tính nồng độ mol của từng ion trong các dung dịch trên.
b) Các chất điện li yếu: HClO, HNO2.
Bài 4.
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do
A. Sự chuyển dịch của các electron.
B. Sự chuyển dịch của các cation.
C. Sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan.
D. Sự chuyển dịch của cả cation và anion.
Bài 5.
Chất nào sau đây không dẫn điện được ?
A. KCl rắn, khan.
B. CaCl2 nóng chảy.
C. NaOH nóng chảy.
D. HBr hòa tan trong nước.
Bài 6.
Viết phương trình điện li của các chất sau :
a) Các axit yếu : H2S, H2CO3.
b) Bazơ mạnh : LiOH.
c) Các muối: K2CO3, NaCIO, NaHS.
d) Hiđroxit lưỡng tính : Sn(OH)2.
Bài 7.
Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?
1) Một hợp chất trong thành phẩn phân tử có hiđro là axit.
2) Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
3) Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+trong nước là axit.
4) Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Bài 8.
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
1) [H+] = 0,10M
2) [H+] < [CH3COO–]
3) [H+] > [CH3COO–]
4) [H+] < 0.10M.
Bài 9.
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
[H+] = 0,10M[H+] < [NO3–][H+] > [NO3–][H+] < 0,10M.Bài 10.
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?
Bài 11.
Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.
Bài 12.
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Bài 13.
Một dung dịch có [OH–] = 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là
A. axit B. trung tính
C. kiềm D. không xác định được
Bài 14.
Tính nồng độ H+, OH– và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.
Bài 15.
Trong dung dịch HCl 0,010M tích số ion của nước là:
A. [H+].[OH–] > 1,0.10-14 B. [H+].[OH–] = 1,0.10-14
C. [H+].[OH–] < 1,0.10-14 D. Không xác định được.
Bài 7:
Chọn C.
Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
Bài 13:
Chọn C
Ta có: [H+] = 10-14/ 1,5. 10-5 =6,6.10-10M<10-7M ⇒môi trường kiềm
Bài 15:
Chọn B. Tích số ion của nước là hằng số ở nhiệt độ xác định
Bài 5:
Chọn A.
KCl rắn tồn tại dưới dạng tinh thể ion. Mạng tinh thể KCl tương tựu mạng tinh thể NaCl . Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể ion rất lớn. Các ion K+ và Cl– chỉ dao động tại các đầu nút của mạng tinh thể (không chuyển dịch tự do) vì vậy, KCl rắn, khan không dẫn điện.
Bài 1 :
Các dung dịch HCl, NaOH, NaCl dẫn điện được vì trong dung dịch có sự hiện diện của các ion. Các dung dịch ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được vì trong dung dịch không có sự hiện diện của các ion.
Bài 10:
Tích nồng độ ion H+ và nồng độ ion OH– trong nước gọi là tích số ion của nước. Ở 25°c, tích số này có giá trị 10-14
Bài 11:
Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH–] hay [H+] > 10-7M hay pH < 7
Môi trường bazơ là môi trường trong đó [H+] < [OH–] hay [H+] < 10-7M hay pH > 7
Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH–] hay [H+] = 10-7 M hay pH = 7
Bài 2 :
Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li.
Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là những chất điện li
Axit, bazơ, muối là những chất điện li.
Chất điện li mạnh là các chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion. Ví dụ: NH4Cl -> NH4+ + Cl–
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan chỉ phân li một phần ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Ví dụ CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+
Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch
Bài 3. ( mk chép mạng ko biết có giúp gì cho bạn được ko )
a) Các chất điện li mạnh phân li hoàn toàn nên phương trình điện li và nồng độ các ion trong dung dịch như sau:
Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO–3
0,01M 0,10M 0,20M
HNO3 → H+ + NO–3
0,020M 0,020M 0,020M
KOH → K+ + OH-
0,010M 0,010M 0,010M
b) Các chất điện li yếu phân li không hoàn toàn nên phương trình điện li như sau:
HClO ⇔ H+ + ClO–
HNO2 ⇔ H+ + NO–2.
Bài 6:
a) H2S ⇔ H+ + HS– ;
HS– ⇔ H+ + S2–
H2CO3 ⇔ H+ + HCO3– ;
HCO3– ⇔ H + + CO32-
b) LiOH → Li+ + OH–
c) K2CO3 → 2K+ + CO32- ;
NaClO → Na+ + CIO–
NaHS → Na+ + HS–:
HS– ⇔ H+ + S2-
d) Sn(OH)2 ⇔ Sn2++ 2OH–;
H2SnO2 ⇔ 2H+ + SnO22-.
Bài 14:(mk chép mạng ko biết có giúp gì cho bạn được ko )
Dung dịch HCl 0,1M: HC1 → H+ + Cl–
0,1M 0,1M
⇒[H+] = 0,1M ⇒ [OH–]= 10-14/0,1 =10-13M ⇒ pH = -lg 0,1 = 1
Dung dịch NaOH: NaOH → Na+ + OH–
0,01M 0,01M
⇒[OH–] = 0,01M ⇒ [H+] = 10-14/0,01 =10-12M ⇒ pH = – lg 10-12 = 12
Bài 4 :
Chọn D.
Dung dịch chất điện li dẫn điện được do sự chuyển dịch của cả cation và anion.