Bài 1: Các câu sau đều dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định, điều đó đúng hay sai? Tại sao?
a) Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ.
b) Cụ đừng nghĩ ngời nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu!
c) Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói.
d) Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng.
e) Tôi chưa bao giờ nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn.
Bài 2: Có thể điền bất kì các từ phủ định nào trong các từ không, chưa, chẳng, vào chỗ trống trong các câu sau được không? Tại sao?
a) Tôi ... tiếp tục ngồi học nữa nên đứng dậy.
b) Mai .... thể vào nhà lúc này vì bạn ấy đã làm mất chìa khóa.
c) Dế Choắt ...... dậy được nữa.
d) Thưa cô, em mệt nên ............ làm bài tập ạ !
Bài 3: Nhận xét về sắc thái biểu cảm thể hiện trong các câu sau:
- Cậu ta giỏi gì mà giỏi !
- Bài văn này mà hay à ?
- Làm gì có chuyện đó ?
Bài 4: Viết 1 bài văn giới thiệu về Phố Hiến - Hưng Yên
( Giúp mik vs mik đag cần gấp ! Thanks )
Câu phủ định | Đúng | Sai |
a)Họ cam kết rằng ko có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thê hệ trẻ. |
Đ | S |
b)Cụ đùng nghĩ ngợi nhiều nữa, nó chẳng trách cụ đâu! | Đ | S |
c)Nó im lặng, nhưng ko phải là ko hiểu những điều cô ns. | Đ | S |
d)Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng. | Đ | S |
e)Tôi chưa bao giờ nói đc những lời yêu thương như thế vs mẹ, cho dù tôi rất muốn. | Đ | S |
đúng/sai thì cs rùi nên mk giải thik vì sao nhé!
-Đúng vì nó có chứa các từ phủ định
-Sai vì hai lần phủ định sẽ thành câu khẳng định.
chúc các bn học tốt nhé!
câu 1:
Câu phủ định |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
a) Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ. |
Đ |
S |
Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất . |
b) Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu! |
Đ |
S |
Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất . |
c) Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói. |
Đ |
S |
Câu này biểu thị ý khẳng định vì có từ phủ định kết hợp với một từ phủ định (không phải là không) |
d) Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng. |
Đ |
S |
Câu này biểu thị ý khẳng định vì từ phủ định được kết hợp với một từ nghi vấn ( ai chẳng ). |
e) Tôi chưa bao giờ nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn. |
Đ |
S |
Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất |
câu 2:
a) Tôi không tiếp tục ngồi học được nữa nên đành đứng dậy. Đầu óc tôi nặng trĩu những lo lắng về sức khỏe của mẹ.
b) Mai không/chưa thể vào nhà lúc này. Bạn ấy đã làm mất chìa khóa.
c) Dế Choắt không dậy được nữa. Nó đang nằm thoi thóp.
d) Thưa cô, em mệt nên chưa làm bài tập ạ!
câu 3:
a) VD:
- Làm gì có chuyện đó?
-Bài văn này mà hay à?
b) Ý nghĩa phủ định trong mỗi câu :
- Không có chuyện đó.
-bài văn này không hay
c) Sắc thái phủ định trong những câu đã nêu được nhấn mạnh hơn.