Bài 1: (2,5 điểm)
Viết phương trình hóa học thực hiện chuyển đổi hóa học sau:
S→ SO2→ SO3→ H2SO4 →H2→ Cu
Gọi tên các chất có công thức hóa học như sau: Li2O, Fe(NO3)3, Pb(OH)2, Na2S, Al(OH)3, P2O5, HBr, H2SO4, Fe2(SO4)3, CaO
Bài 2: (1,5 điểm)
Cho 15,68 lít hỗn hợp gồm hai khí CO và CO2 ở đktc có khối lượng là 27,6 gam. Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 3: (2 điểm)
Một muối ngậm nước có công thức là CaSO4.nH2O. Biết 19,11 gam mẫu chất có chứa 4 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của muối ngậm nước trên.
Bài 4 (2 điểm)
Cho 32,4 gam kim loại nhôm tác dụng với 21,504 lít khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn.
a/ Chất nào còn dư sau phản ứng? khối lượng chất còn dư là bao nhiêu gam?
b/ Tính khối lượng nhôm oxit tạo thành sau phản ứng.
c/ Cho toàn bộ lượng kim loại nhôm ở trên vào dung dịch axit HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu lít khí H2 ở đktc.
Bài 5 (2 điểm)
Khử hoàn toàn 5,43 gam hỗn hợp CuO và PbO bằng khí hyđro, chất khí thu được dẫn qua bình đựng P2O5thấy khối lượng bình tăng lên 0,9 gam.
a/ Viết phương trình hóa học.
b/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Cho biết:Al = 27, O = 16, H = 1, Cu = 64, Pb = 207, Ca = 40, S = 32, C =12
Bài 2:
Gọi nCO =a và nCO2=b
Ta có:
VCO + VCO2 =15.68 (l)
=> a x 22.4 + b x 22.4 = 15.68
=> a+b=0.7 (1)
Lại có: mCO + mCO2 = 27.6
=> 28a+44b=27.6(2)
Từ (1) và (2) =>\(\left\{\begin{matrix}a+b=0.7\\28a+44b=27.6\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{\begin{matrix}a=0.2\left(mol\right)\\b=0.5\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> mCO = n.M=0.2 x 28=5.6(g)
=> mCO2 = 27.6 - 5.6 =22(g)
Do đó %mCO = mCO/mhổn hợp .100%=5.6/27.6 x 100%=20.29%
=> %mCO2 = 100% - 20.29%=79.71%
Bài 1: (2,5 điểm)
S + O2 --to--> SO2
SO2 + O2 ----> SO3
SO3 + H2O ----> H2SO4
H2SO4 + Fe ----> FeSO4 + H2
Đọc tên
Li2O: Liti oxit
Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat
Pb(OH)2: Chì hidroxit
Na2S: natri sunfua
Al(OH)3: Nhôm hidroxit
P2O5: Điphotpho penta-oxit
HBr: Axit Bromhidric
H2SO4: Axit sunfuric
Fe2(SO4)3: Sắt (III) sunfat
CaO: Canxi oxit
4) \(4Al+3O_2\underrightarrow{t^o}2Al_2O_3\)
\(n_{Al}=\frac{32,4}{27}=1,2\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\frac{21,504}{22,4}=0,96\left(mol\right)\)
Theo PTHH, ta có: \(\frac{1,2}{4}< \frac{0,96}{3}\)=> O2 dư
\(n_{O_2\left(dư\right)}=0,96-\left(\frac{1,2.3}{4}\right)=0,06\left(mol\right)\)
\(m_{O_2\left(dư\right)}=0,06.32=1,92\left(g\right)\)
b) \(n_{Al_2O_3}=\frac{2}{4}.n_{Al}=\frac{2}{4}.1,2=0,6\left(mol\right)\)
\(m_{Al_2O_3}=0,6.102=61,2\left(g\right)\)
c) \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(n_{H_2}=\frac{3}{2}.n_{Al}=\frac{3}{2}.1,2=1,8\left(mol\right)\)
\(V_{H_2}=1,8.22,4=40,32\left(l\right)\)
Bài 5 (2 điểm).
Gọi x là nCuO, y là nPbO
Theo đề, hỗn hợp hai oxit nặng 5,43 g
<=> 80x + 223y = 5,43 (I)
Khi khử hỗn hợp tren bằng hidro thì:
PTHH: CuO + H2 --to--> Cu + H2O (1)
PbO + H2 --to--> Pb +H2O (2)
Chất khí thu được sau phản ứng là: H2O ở dạng hơi
Khi dẫn H2O qua bình đựng P2O5 thì H2O bị giữ lại
=> mbình tăng = mH2O
P2O5 + H2O ---> H3PO4
theo phương trình (1) và (2) ta có nH2O = (x + y) mol
<=> 0,9 = 18 (x + y)
<=> x + y = 0,05 (II)
Giai hệ (I) và (II), ta được
\(\left\{\begin{matrix}x=0,04\\y=0,01\end{matrix}\right.\)
=> mCuO = 0,04.80 = 3,2 (g)
=> mPbO = 0,01.223 = 2,23 (g)
Vậy %mCuO = \(\frac{3,2.100}{5,43}\)= 58,93 %
=> %mPbO = 100% - 58,93% = 41,07 %