Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh:
- Không rượu cũng không hoa dù rượu và hoa là những thứ không thể thiếu của những người có thú vui vọng nguyệt ngày xưa
- Diễn ra trong cảnh tù đày dù người xưa thường muốn ngắm hoa trong không gian thoáng đãng với tâm hồn thoải mái
Trong tù không rượu cũng không hoa diễn tả cảm giác thiếu thốn của người bị tù, Bác nhớ tới rượu và hoa tức là Bác đang muốn hưởng thụ cái đẹp một cách trọn vẹn
Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh:
- Không rượu cũng không hoa dù rượu và hoa là những thứ không thể thiếu của những người có thú vui vọng nguyệt ngày xưa
- Diễn ra trong cảnh tù đày dù người xưa thường muốn ngắm hoa trong không gian thoáng đãng với tâm hồn thoải mái
Trong tù không rượu cũng không hoa diễn tả cảm giác thiếu thốn của người bị tù, Bác nhớ tới rượu và hoa tức là Bác đang muốn hưởng thụ cái đẹp một cách trọn vẹn
Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Có thể nói bác ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt.Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.
Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.
Hoàn cảnh ngắm trăng:
- Người tù ngắm trăng trong hoàn cảnh thiếu thốn: Thiếu rượu, thiếu hoa, Thiếu tự do.
- tâm trạng xốn xang, bối rối vì trăng quá đẹp mà con người không có gì để tiếp đón trăng.
Trong bài thơ này, bác ngắm trăng trong hoàn cảnh Bác bị giam trong tù. Nếu như bình thường mọi người thường ngắm trăng khi nhàn hạ, thảnh thơi thì khi bị giam trong tù ngục tối tăm Bác vẫn có tâm trạng ngắm trăng, vui vẻ trước cảnh đẹp.