B1 Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử sắt
B2 Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và sưố hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số hạt từng loại
B3 Tổng số hạt trong nguyên tử là 28. Trong đó số hạt không mang điên xấp xỉ 35%. Tính số hạt từng loại
B4 Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. tính số khối
Các bạn giúp mik nhamik cần gấp
1> ta có số p=e=26 mà số hạt mang điên nhiều hơn số hạt k mang điện là 22=> p+e-n=22=> 2p-n=22=> n=30 => A=số khối= 30+26=56
2> ta có 2p+n=28
n/ (n+p+e)=35/100<=> n/(2p+n)=0,35=> n/28=0,35=>n=10 => 2P+10=28=> p=e=9
kl: số p=số e=9 ; số n=10
vì số hạt mang điện > gấp đôi số hạt k mang điện => p+e-n=p=e=> số p=e=n
mà p+e+n=48=> p=e=n=16 => A=p+n=16+16=32
Lưu ý , lần sau nên tách thành nhiều lần hỏi , đưa 1 lần 4 câu => người ta nhìn vào đã ngại xem rồi
=====================
Bài 1 :
Theo bài ra , ta có : điện tích hạt nhân là 26+ hay p=26+ => p=e=26
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22
=> p + e - n=22
<=> 2p -n = 22
<=>n=30
MFe = n + p = 30 +26 =56 (đvC)
Bài 2 :
Theo bài ra : n-p=1(hạt) (I)
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt hay : p+e-n=10 (hạt)
<=> 2p-n=10 ( hạt)
<=> -n+2p=10 (hạt) (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ
\(\left\{{}\begin{matrix}n-p=1\\-n+2p=10\end{matrix}\right.\left\{{}\begin{matrix}n=12\left(hạt\right)\\p=11\left(hạt\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy n=12(hạt) , p=e=11(hạt)
Bài 3 :
Theo bài ra : n+p+e=28 (hạt) <=>2p+n=28 *)
Tổng số hạt không mang điện là : n= 28.35% \(\approx10\left(hạt\right)\), thay vào (*) ta suy ra :
2p+10=28 (hạt) => p=9(hạt)
Vậy p=e=9 (hạt)
n=10 (hạt)
Bài 3 :
Ta có :
p + e + n = 28
Mà e = p => 2p + n = 28 (1)
Vì trong đó số hạt không mang điện chỉ xấp xỉ 35% nên => n = \(\dfrac{28.35}{100}=9,8\approx10\left(h\text{ạt}\right)\) Vì chỉ xấp xỉ 35%
Thay n = 10 vào (1) ta được :
2p + 10 =28 => p = e= 9 (hạt)
Vậy....
Bài 4 :
Theo bài ra : n+p+e=48(hạt) <=>2p+n=48 (*)
Tổng số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện <=> 2p=2n=>p=n
Thay vào (*) => 3p=48 => p=n=e =16(hạt)
MA = n+p = 16+16=32(đvC)
Bài 1 :
Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26+ => p = 26 (hạt )(1)
Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.
=> p + e - n = 22 => 2p - n =22 (2)
Thay (1) vào (2)
52 - n = 22 => n = 30 (hạt )
=> \(A_{Fe}=30+26=56\left(ĐvC\right)\)
Bài 2 :
Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 ;
\(\left(n-p\right)_M=1=>n=p+1\left(1\right)\)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
\(p+e-n=10=>2p-n=10\left(2\right)\)
Thay (1) vào (2) có :
\(2p-p-1=10=>p=11\left(hạt\right)\)
\(=>e=p=11\left(hạt\right);n=12\left(hạt\right)\)
Bài 3 :
Tổng số hạt trong nguyên tử là 28.\(=>p+n+e=28\)
p = e \(=>2p+n=28\left(1\right)\)
Trong đó số hạt không mang điên xấp xỉ 35% .
\(=>n=\dfrac{35}{100}S=\dfrac{35}{100}\left(2p+n\right)=>0,65n=0,7p=>n=\dfrac{14}{13}p\left(2\right)\)
Thay (2) vào (1)
\(=>2p+\dfrac{14}{13}p=28=>p\approx9\left(hạt\right)\)
\(=>e=p=9\left(hạt\right)=>n=10\left(hạt\right)\)