Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hoàng Bảo Khánh

B1: một lượng khí xác định ở trạng thái ban đầu có thể tích 3 lít và nhiệt độ 27°C, lượng khí biến đổi đẳng áp đến khi thể tích là 4 lít.

A) xác định nhiệt độ của lượng khí đó?

B) Giả sử lượng khí trên truyền được truyền nhiệt lượng 100J từ môi trường ngoài, khí biến đổi đẳng áp thì thực hiện một công là 60J. Xác định độ biến thiên nội năng của khí?

B2: một lượng khí xác định ở trạng thái ban đầu có thể tích 5 lít, nhiệt độ 27°C và áp suất 6atm. Biến đổi trạng thái ban đến khi thể tích là 8 lít và nhiệt độ 47°C.

A) xác định áp suất của khí khi đó?

B) giả sử khí trên được truyền cho một công 20J và một nhiệt lượng 20J từ môi trường ngoài. Xác định độ biến thiên nội năng của khí khi đó?

Phan Nguyễn Hoàng Vinh
14 tháng 4 2019 lúc 9:07

Bài 2:

a) Áp dụng công thức: \(\frac{P_1V_1}{T_1}=\frac{P_2V_2}{T_2}\Leftrightarrow\frac{6.5}{27+273}=\frac{P_2.8}{47+273}\Leftrightarrow P_2=4\left(atm\right)\)

b) Vì là hệ nhận công nên: A>0.\(\Leftrightarrow A=20\left(J\right)\)

Vì là hệ nhận nhiệt nên: Q>0\(\Leftrightarrow Q=20\left(J\right)\)

Độ biến thiên nội năng:

\(\Rightarrow\Delta U=A+Q=20+20=40\left(J\right)\)

Phan Nguyễn Hoàng Vinh
14 tháng 4 2019 lúc 9:02

Bài 1.

a) Đẳng áp: \(\frac{V_1}{T_1}=\frac{V_2}{T_2}\Leftrightarrow\frac{3}{27+273}=\frac{4}{T_2}\Leftrightarrow T_2=400\left(K\right)\Rightarrow t_2=400-273=127^0C\)

b)Vì là hệ thực hiện công nên A<0. \(\Rightarrow A=-60\left(J\right)\)

Vì là hệ nhận nhiệt nên Q>0. \(\Rightarrow Q=100\left(J\right)\)

Độ biến thiên nội năng: \(\Delta U=A+Q=-60+100=40\left(J\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Trương Lê Minh Thư
Xem chi tiết
VŨ ĐỨC NHẬT
Xem chi tiết
Báo Mới
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
lu nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết