b) Từ những thông tin trên, hãy đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(Ca dao)
(1) Văn bản trên được viết theo thể nào ? Vì sao em biết ?
(2) Dựa vào bảng mẫu chung nêu ở mục a, hãy kẻ bảng và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của văn bản này.
(3) Em có nhận xét gì về thanh điệu của các tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8 ?
(4) Với những hiểu biết trên, bước đầu, em hãy tập làm thơ lục bát qua việc điền các cụm từ còn thiếu vào câu sau và lí giải vì sao lại điền các từ đó :
Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi ...... mẹ mong.
SÁCH VNEN/ trang 113
(1) Văn bản trên được viết theo thể thơ lục bát vì dòng trên câu thơ có 6 chữ, dòng dưới có 8 chữ.
(2) Anh đi anh nhớ quê nhà
B B B T B B
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
T B B T T B B B
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
T B T T B B
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
T B T T B B B B
(3) Qua sơ đồ trên ta thấy: trong câu 8 tiếng, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.
(4) Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi ở nhà mẹ monglục bát vì có câu 6 chữ và câu 8 chữ.
B B B T B BV
T B B T T BV B BV
T B T T B BV
T B T T B BV B BV
tiếng thứ sáu thanh huyền, tiếng thứ tám thanh ngang.
4.
Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong
1. Dựa vào kiến thức về thể thơ lục bát trong mục Tri thức đọc hiểu , kẻ bảng và điền các kí hiệu B ( bằng), T (trắc), V (vần) ứng với mỗi tiếng của các câu trong 4 câu thơ sau. Nêu nhận xét về thanh điệu giữa các tiếng thứ 2, tư, sáu trong câu 6 và 8, thanh điệu tiếng thứ sáu và thứ tám trong câu 8, nhận xét về vấn đề gieo vần chân, vần lưng trong khổ thơ.