Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phạm khánh ly

ãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ:" Mẹ ru...hồn"em có suy nghĩ gì về việc nhiều bà mẹ trẻ hiện nay không hát ru mà thay bằng việc cho con nghịch điện thoại. hẫy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về điều đó

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 8 2019 lúc 10:10

Tham khảo :

“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên”
Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru”.
Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy.
Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.
Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.
Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng của con sau này.
Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử. Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương.
Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện. Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế!
Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy…
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến:
“Con mê hoặc những chân trời cối bể
Sau chân trời, chân trời khác càng xa
Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa
Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”…
Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn.
Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái và trở về trong ánh chiều chạng vạng.Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé!
Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ. Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học…
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…

Vũ Minh Tuấn
11 tháng 8 2019 lúc 10:17

À ơi…! Con đã lớn lên từ lời ru của mẹ sao, mẹ ơi! Lời mẹ ru bên nôi em con sao ngọt ngào, sao êm ái, khiến lòng con nhớ đến những ngày được mẹ địu trên lưng, được mẹ ru con ngủ. Con nhớ quá mẹ ơi, con muốn bé lại để được nằm trên lưng mẹ, để lại được mẹ ru ạ ời…

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Câu thơ của Nguyễn Duy rất trữ tình mà vẫn đậm chất triết lí sâu xa. Dẫu có “đi trọn kiếp con người” con cũng chẳng thể đi hết “mấy lời mẹ ru” bởi tình mẹ là thiêng liêng, bao la vô tận, là bất tử; dẫu có “đi trọn kiếp con người” con vẫn mãi chỉ là một đứa bé trong lời ru ầu ơ của mẹ. Lời thơ lắng đọng lại một tình yêu thương vô bờ của đứa con với mẹ mình. Con bối rối, con bâng khuâng và con yêu biết mấy lời mẹ thiết tha trong tận sâu trái tim con. Nhà thơ đã nói hộ lòng con rằng: “Mẹ ơi, con yêu mẹ biết nhường nào!”. Con vẫn biết "Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con ", bước chân mẹ sẽ luôn theo chúng con đến trọn kiếp người. Mẹ bên con, mẹ ru con mãi mãi. Mẹ ru con bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương; mẹ ru con bằng cả trái tim mẹ cả! Hỡi tất cả những đứa con yêu quý, hãy ghi nhớ lấy những lời thơ như một chân lí ấy: "Ta đi trọn kiếp con người / Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru" .

“Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”, mẹ đã cho con cuộc sống đầy tình yêu thương và niềm hạnh phúc. Những lời ru ấm áp tình thương ấy đã cho con giấc ngủ yên lành. Con dù đã lớn, nhưng trong đêm những lúc con trở mình, đôi tay gầy của mẹ vẫn vỗ nhẹ vào con, đưa con vào giấc ngủ sâu. Làm sao con có thể quên cái cảm giác ấm áp khi được mẹ “vỗ về” cơ chứ! Mẹ lúc nào cũng thương yêu, đùm bọc, cũng chở che con trong vòng tay. Nhưng mẹ ơi, con chợt thấy buồn khi nhận ra trong cái thế kỉ hiện đại này, có nhiều người đã không còn biết hát ru con, họ để con nằm trong cái nôi ấm áp chăn đệm chứ không phải như mẹ đã ôm ấp con. Con hãnh diện biết bao vì con được lớn lên từ vòng tay mẹ. Mẹ đã địu con trên lưng những lúc trồng lúa, trồng khoai chỉ vì mẹ sợ con tỉnh dậy không có mẹ ở bên. Mẹ bảo: “Mẹ cõng mày còng cả lưng, khổ lắm, nhưng mà yên tâm, để mày ở nhà nhỡ dậy chả có ai bế lại khóc hết hơi thì tội. Thế mà mày tè cả lên người mẹ đấy”. Mẹ vừa nói vừa cười, tiếng cười của mẹ tự nhiên cứ hằn sâu trong con. Cuộc sống vất vả của mẹ đã cho con tình thương. Giờ đây khi con đã lớn khôn, mẹ vẫn gọi con là “con ranh”, vì con vẫn chỉ là một đứa bé không thể thiếu đôi tay mẹ ở bên.

Trong tim con có bao thứ tình cảm đẹp đẽ, nhưng tình yêu mẹ luôn là đẹp nhất. Mẹ có nhớ cái lần con đi chơi nhà bạn Hoa sau giờ tan học đến tận mười hai giờ trưa? Mẹ đã lo lắng, đạp xe khắp làng vừa tìm con, vừa khóc. Lần ấy, mấy cái vụt vào chân, con đã khóc nức lên, mẹ nghiêm khắc nói: “Không được khóc nữa, còn khóc mẹ lại vụt, rõ chưa?”. Nhưng mẹ ơi con đã thấy, lúc quay lưng đi mẹ đã khóc thầm. Con hứa sẽ không bao giờ như thế nữa đâu. Mẹ có nhớ không, lần đầu tiên con lỡ giận mẹ ấy, chỉ vì con còn nhiều bài tập mà quên béng đi chậu quần áo chưa giặt. Mẹ nhắc nhẹ nhàng, thế mà con lại gắt gỏng: “Con sẽ giật là được chứ gì”. Lúc ấy con cứ nghĩ “mình chẳng có lối gì cả, đâu phải tại mình lười”. Nhưng cả ngày hôm đó con đã đóng kín cửa phòng, hối hận “tại sao mình lại có thể hỗn láo với mẹ như thế được…”. Cho đến khi mẹ gọi con xuống ăn cơm và thủ thỉ: “Con gái của mẹ đà lớn rồi, con cần làm những công việc vặt trong nhà, dù nhiều bài tập thế nào nếu con biết sắp xếp thời gian biểu của mình hợp lí thì con vẫn có thể giúp mẹ cơ mà, đúng không con yêu!”. Mẹ thật tuyệt vời, mẹ là người tuyệt vời nhất của con. Mẹ dã ở bên con, nhắc nhở và dạy con cách làm người, mẹ luôn là người đỡ con dậy mỗi lần bị điểm kém, mỗi lúc con gặp khó khăn. Nhưng mẹ ơi, con chợt th

Thêm một người quả đất sẽ chật hơn

Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt

(Đồng dao trước hoàng hôn)

Làm sao con có thể sống hạnh phúc được nếu thiếu mẹ. Hỡi những người con trên trái đất này, đừng bao giờ để mẹ mình phải buồn phiền, hãy yêu mẹ nhiều hơn nữa và đừng để tình yêu muộn màng sẽ biến thành ân hận…

Con không thể tưởng tượng được nỗi đau xé ruột của một người mẹ khi mất đi đứa con của mình. Vậy mà hiện nay con thấy có những người mẹ lại có thể bỏ rơi con. Tất nhiên họ cũng chẳng dễ gì mà dứt đi đứa con thân yêu của mình như thế. Có người vì không đủ khả năng để cho con một cuộc sống tốt đẹp , có người vì hoàn cảnh ép buộc không thể nuôi con ở bên, lại có người vì không thể sống chung với chồng… Tại sao họ không thể vượt qua hoàn cảnh? Oái oăm hơn, lại có cả người mẹ coi con như người dưng nước lã. Tất cả đã để lại cho những đứa con của họ nỗi đau đớn nặng nề , những đứa trẻ đó thật bất hạnh vì chúng thiếu thốn tình cảm vô cùng. Cuộc sống như thế chỉ đẩy những cay đắng mà thôi. Người bạn của con đã phải sống cực nhọc, vất vả cũng vì lẽ đó. Bô mẹ Ngân li hôn khi mới sinh ra Ngân, bố bỏ lên Thái Nguyên lấy vợ lẽ được mấy tháng thì bị nghiộn, mẹ thì về nhà chị gái, hai con người ấy để lại đứa con bé bỏng sống với ông bà đã già yếu. Cuộc sống của Ngân rất khổ cực với những nỗi đau chất đầy. Bố Ngân mất vì nhiễm HỈV giai đoạn cuối, người bà quá đau khổ cũng đi theo con. Ngân bơ vơ, lạc lõng, sống cùng với người ông bị dị tật, cuộc sống lại càng thiếu thốn, lam lũ hem. Ngân phải tự đi kiếm sống. Đến nước này rồi mà mẹ Ngân vẫn thờ ơ. Cảnh ngộ éo le đến thế là cùng. Xã hội đang trên đà thay đổi với những hiện đại hoá. Xã hội cũng đang làm thay đổi cả con người. Bây giờ, có một hiện thực rất phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người mẹ. Họ nghĩ rằng chỉ cần lo cho con một cuộc sống tiện nghi, giàu có là đủ, họ chỉ cố kiếm thật nhiều tiền mà quên một điều rằng: Những đứa con của họ cần hơn bao giờ hết tình yêu của mẹ dù cuộc sống có khó khăn.

Mẹ ơi, con đã hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, đẹp đẽ biết nhường nào. Bởi mẹ đã cho con một tình mẫu tử thực sự. Con thật lòng muốn nói rằng: “Con yêu mẹ, yêu mẹ rất nhiều”. Nếu chỉ có một điều ước, con sẽ ước mãi được ở bên mẹ, “Con sẽ là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ". Con muốn tất cả những đứa con trên thế giới này biết trân trọng, giữ gìn tình mẫu tử cao quý của mình. Bởi lẽ tình mẫu tử từ xưa tới nay và cho đến mai sau vẫn sẽ là thứ tình cảm đẹp nhất trong mỗi con người.

Con chỉ sợ một ngày không có mẹ ở bên con nữa, lúc ấy con biết phải làm sao?

Chúc bạn học tốt!

B.Thị Anh Thơ
11 tháng 8 2019 lúc 10:17

Trong những năm tháng kháng chiến chống ngoại xâm gian lao của dân tộc, mọi tình cảm cá nhân của mỗi con người đều gắn bó sâu đậm với tình yêu quê hương đất nước. Trong kháng chiến chống Pháp, người đọc biết đến một ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân - một người nông dân có tình yêu làng gắn bó với tình yêu đất nước thiêng liêng. Và trong kháng chiến chống Mĩ, ta biết đến một Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm. Xuyên suốt bài thơ là lời người mẹ dân tộc Tà-ôi ru con mà “Trong lời ru của bà mẹ Tà-ôi không chỉ có tình yêu thương con tha thiết mà còn có cả tình cảm và nhận thức về hành động cách mạng của người dân yêu nước”.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào năm 1971, năm mà cuộc kháng chiến chống Mĩ đang hồi cam go, khốc liệt nhất, mỗi người dân Việt Nam đang dốc toàn sức toàn lực của mình để góp phần cho chiến đấu. Trong cuộc ra quân “bốn mươi thế kỉ cùng ra trận” của toàn dân tộc có cả những em bé Tây Nguyên nằm trên lưng mẹ - các em ngoan ngoãn lấy lưng mẹ làm nôi để cha mẹ yên tâm đánh Mĩ. Và bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là tiếng hát ru của người mẹ dân tộc Tà-ôi dành cho những đứa con rất mực thân yêu ấy. Tiếng ru của mẹ là tiếng yêu con và cũng là tiếng yêu nước tha thiết, bồi hồi.

Bài thơ được thể hiện dưới ba khúc hát, mỗi khúc được mở đầu giống nhau bằng hai câu "Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi / Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ" và kết thúc mỗi khúc là lời ru trực tiếp của người mẹ.

Trong khúc ca thứ nhất, người mẹ ru con khi dịu con trên lưng và giã gạo nuôi bộ đội:

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bô đội


Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

Con nằm trên lưng mẹ mà có khác gì con đang nằm trong bụng mẹ. Mẹ giã gạo, nhịp chày là nhịp ru con, mồ hôi lao động thấm vào giấc ngủ yên lành của con để con sẻ chia với mẹ nỗi vất vả, nhọc nhằn. Hàng loạt hình ảnh hoán dụ: mồ hôi, má, vai, lưng, tim được sử dụng rất hiệu quả. Toàn bộ con người mẹ đang hướng đến con, đang dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Và tình yêu con sâu nặng ấy gắn liền với tình thương thiết tha những người lính cụ Hồ:

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân...

Mẹ thương a-kay và cũng là thương bộ đội. Trong ước mơ của mẹ có giấc mơ cho con khỏe mạnh "vung chày lún sân" và có giấc mơ cho bộ đội "hạt gạo trắng ngần" để ăn no đánh Mĩ.

Khúc ca thứ hai của mẹ cất lên khi địu con trên lưng đi tỉa bắp trên núi Ka-lưi.

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Mặt trời, ánh sáng, những cái mà cây không thể thiếu, là phía hoa lá hướng về thì nằm trên đồi. Mặt trời, niềm tin và hi vọng của mẹ, là bé đang nằm trên lưng. Hình ảnh ẩn dụ "Mặt trời của mẹ" đã diễn tả sâu sắc ý nghĩa của con trong sự sống của mẹ. Ước mơ, khát vọng của mẹ hướng cả về con. Đôi bàn tay tỉa bắp, chiếc lưng thon địu con trên lưng và lòng mẹ cất lên tiếng hát về ước mơ đẹp đẽ của mình:


Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi...

Tình thương mẹ dành cho con, tình thương mẹ cũng dành cho cả dân làng đang trong cơn đói. Và bởi thế, ước mơ của mẹ dành cho con “nai sau con lớn phát mười Ka-lưi” nhưng trước hết là dành cho làng bản ‘con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” để dân làng đi qua những năm tháng gian lao, khắc nghiệt.

Lời ru của mẹ tiếp tục cất lên khi đang “chuyển lán đạp rừng”:

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi dể giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn.

Em đang cùng mẹ gắn bó hơn bao giờ hết với cuộc kháng chiến gian lao của dân tộc, chẳng những “chuyển lán, đạp rừng” mà còn trực tiếp “cầm súng” “cầm chông” chiến đấu trực tiếp với kẻ thù. Và hơn thế, em và mẹ cùng bước vào con đường Trường Sơn máu lửa. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào mẹ cũng không rời em nửa bước. Em nằm trên lưng trở thành động lực, niềm tin để động viên mẹ ngay cả khi vất vả, hiểm nguy nhất. Giấc mơ của mẹ tỏa rạng trong lòng như thứ ánh sáng diệu kì:

Mẹ thương a - kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do...


Đến dây, tình yêu thương con đã hòa nhập không phải với một đối tượng cụ thể mà với cái chung của toàn dân tộc, đất nước “mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước”. Giấc mơ của mẹ là được gặp Bác Hồ - niềm tin yêu, điểm tựa tinh thần của toàn dân tộc. Và mẹ mơ cho con được thành ngươi tự do trong tương lai.

Có thể nói, người mẹ dân tộc Tà-ôi hiện lên trong dáng vẻ tảo tần, lam lũ vất vả của người mẹ Việt Nam trong chiến tranh bom đạn. Đau thương vô ngần nhưng không khi nào trái tim mẹ ngưng lại nhịp thương con và cũng vì thế mà không khi nào ngưng lại nhịp thương đất nước. Đặc biệt, trong giấc mơ của mẹ, khi nào cũng có giấc mơ dành cho đất nước, dành cho con. Mơ cho đất nước trước rồi đến mơ cho con, điều đó khẳng định rằng người mẹ Tà-ôi ý thức rất rõ hạnh phúc của đất nước gắn liền với hạnh phúc của mỗi công dân trong đó có đứa con thân yêu của mình.

"Trong lời ru của bà mẹ Tà-ôi" quả là “không chỉ có tình yêu thương con tha thiết mà còn có cả tình cảm và nhận thức về hành động cách mạng của người dân yêu nước”. Chính những điều đó trở thành động lực để những người mẹ này nói riêng và những bà mẹ Tây Nguyên nói chung dốc hết sức mình cho cuộc kháng chiến chung của đất nước. Năm tháng qua đi, chiến tranh chỉ còn là những bụi mờ của dĩ vãng nhưng bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm vẫn sống trong lòng người bởi trái tim nóng bỏng yêu thương của một người mẹ, một người dân yêu nước.

phạm khánh ly
11 tháng 8 2019 lúc 11:58

mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác ,hát nuôi phần hồn


Các câu hỏi tương tự
phạm khánh ly
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Khanh Tuong Le
Xem chi tiết
Pro.
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
Xem chi tiết
Cô bé nhỏ
Xem chi tiết
huỳnh gia huy
Xem chi tiết
phúc hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Hương
Xem chi tiết