Hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ - trích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Tuấn

Ai jup mik soan bai "Tuc nuoc vo bo" vs

Chippy Linh
30 tháng 8 2017 lúc 18:39

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu rất thảm thương:

- Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp "chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không".

- Anh Dậu vừa "run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng" thì hai tên tay sai đã "sầm sập tiến vào" trong tay đầy những "roi song, tay thước và dây thừng" chúng là hiện hình của tai họa.

Câu 2:

Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái.

Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: thằng kia nộp sưu thuế tao tưởng mày chết hôm qua rồi, mau nộp sưu thuế mau, cái hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy những bọn chúng cũng không tha.

Những tên cai lệ này chỉ làm những điều sai trái cho lý trưởng khi chúng đi đòi sưu thuế nặng của người nghèo, cái hành động đã đã có ảnh hưởng tới người đọc, mỗi người khi đọc tới chi tiết này đều căm phẫn trước những hành động xấu xa của bọn chúng.

Khi chị Dậu van xin bọn chúng đã quát mắng và đã có những hành động đểu giả, chúng đánh chị Dậu vào ngực rồi ra sân bắt trói anh Dậu, những hành động thiếu nhân tính đã được bọn chúng sử dụng, thật sự tàn ác và không có chút lương tâm.

Tính mạng của con người đang bị đe dọa nhưng bọn chúng chỉ cần tới quyền lợi là đòi được sưu thuế không thì sẵn sàng đánh, và có những hành động dã man với người dân.

Tên cai lệ có khuôn mặt sát khí, hắn là công cụ để tên lý trưởng thực hiện tội ác thật đáng phê phán cho những người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.

Câu 3: Hành động của chị Dậu:

- Khi hai tên tay sai "sầm sập tiến vào", nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng "lăn đùng ra không nói được câu gì".

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị "cố thiết tha" van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm "những roi song, tay thước và dây thừng" – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là "người nhà nước", nhân danh "phép nước" để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ "có tội" hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại "phép nước" được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng "trợn ngược hai mắt" quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, "hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại".

Sự "liều mạng cự lại" của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị "cự lại" bằng lí:

+ "– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại "tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu", thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

+ Chị Dậu "nghiến hai hàm răng" (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Không còn đấu lí nữa, chị quyết ra tay đấu lực với bọn ác ôn này.

+ Chị Dậu đã ra tay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: "Túm ngay cổ" tên cai lệ, "ấn dúi ra cửa" làm cho "hắn ngã chỏng queo".

Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ "cố hữu" của anh.

Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Câu 4: Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Câu 5:

"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là "một đoạn tuyệt khéo", Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm ...

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này được khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

"Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".

Câu 6:

Nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là : "Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn". Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

Lê Phương Thanh
30 tháng 8 2017 lúc 20:11
Soạn bài: Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

Tóm tắt đoạn trích:

Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu rất thảm thương:

- Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp "chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không".

- Anh Dậu vừa "run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng" thì hai tên tay sai đã "sầm sập tiến vào" trong tay đầy những "roi song, tay thước và dây thừng" chúng là hiện hình của tai họa.

Câu 2:

Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái.

Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: thằng kia nộp sưu thuế tao tưởng mày chết hôm qua rồi, mau nộp sưu thuế mau, cái hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy những bọn chúng cũng không tha.

Những tên cai lệ này chỉ làm những điều sai trái cho lý trưởng khi chúng đi đòi sưu thuế nặng của người nghèo, cái hành động đã đã có ảnh hưởng tới người đọc, mỗi người khi đọc tới chi tiết này đều căm phẫn trước những hành động xấu xa của bọn chúng.

Khi chị Dậu van xin bọn chúng đã quát mắng và đã có những hành động đểu giả, chúng đánh chị Dậu vào ngực rồi ra sân bắt trói anh Dậu, những hành động thiếu nhân tính đã được bọn chúng sử dụng, thật sự tàn ác và không có chút lương tâm.

Tính mạng của con người đang bị đe dọa nhưng bọn chúng chỉ cần tới quyền lợi là đòi được sưu thuế không thì sẵn sàng đánh, và có những hành động dã man với người dân.

Tên cai lệ có khuôn mặt sát khí, hắn là công cụ để tên lý trưởng thực hiện tội ác thật đáng phê phán cho những người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.

Câu 3: Hành động của chị Dậu:

- Khi hai tên tay sai "sầm sập tiến vào", nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng "lăn đùng ra không nói được câu gì".

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị "cố thiết tha" van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm "những roi song, tay thước và dây thừng" – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là "người nhà nước", nhân danh "phép nước" để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ "có tội" hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại "phép nước" được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng "trợn ngược hai mắt" quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, "hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại".

Sự "liều mạng cự lại" của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị "cự lại" bằng lí:

+ " – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại "tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu", thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

+ Chị Dậu "nghiến hai hàm răng" (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Không còn đấu lí nữa, chị quyết ra tay đấu lực với bọn ác ôn này.

+ Chị Dậu đã ra tay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: "Túm ngay cổ" tên cai lệ, "ấn dúi ra cửa" làm cho "hắn ngã chỏng queo".

Nhận xét: Hành động của chị Dậu hiển nhiên là liều lĩnh, cô độc và tự phát; trước sau, chị vẫn chỉ là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh, vì vậy lời anh Dậu khuyên can vợ là cái sợ "cố hữu" của anh.

Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Câu 4: Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Câu 5:

"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là "một đoạn tuyệt khéo", Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm ...

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này được khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của "nhà nước", của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

"Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".

Câu 6:

Nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là : "Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn". Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

Linh Phương
31 tháng 8 2017 lúc 20:37

Link soạn: Soạn bài tức nước vỡ bờ

Hoặc: Hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ - trích | Học trực tuyến

nguyen thi vang
14 tháng 9 2017 lúc 21:34
a) Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn - tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. b) Trong đoạn trích, tác giả phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thể hiện sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Có đủ các hạng người được khắc hoạ sinh động trong bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ấy. Giữa cái đám sâu bọ hại dân lúc nhúc ở cái làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm ấy sáng lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực vì chồng vì con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh. Hình tượng nhân vật này được xem là điển hình cho người phụ nữ nông dân bấy giờ. c) Đoạn trích Tức nước vỡ bờ có thể coi là cao trào của một vở kịch mà mâu thuẫn, xung đột được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa nông dân và địa chủ. Những người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng đã bật lên hành động phản kháng. Tuy chỉ là hành động tự phát nhưng nó đã báo hiệu ngày tận thế của chế độ thực dân nửa phong kiến đã gần kề. Bằng thiện cảm và thái độ bênh vực, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ nông dân thật thà chất phác, tha thiết yêu chồng con, sẵn sàng bất chấp hiểm nguy để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đó là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đồng thời, qua vài câu đối thoại và hành động cụ thể, tác giả đã làm bật lên bức chân dung vừa bỉ ổi, đểu cáng, độc ác vừa hèn hạ, nhu nhược của giai cấp phong kiến thống trị đương thời. d) Đoạn trích cũng thể hiện một trình độ điêu luyện của tác giả: từ sự khéo léo trong khắc hoạ nhân vật cho đến việc lựa chọn sử dụng từ ngữ để lột tả chính xác, sinh động những diễn biến đầy kịch tính. Ông đã dựng lên một cảnh tượng cực kì sống động, một cảnh tượng đẹp, tươi sáng trong cái khung cảnh chung u ám, đen tối của Tắt đèn. Nội dung đoạn trích dự báo một khả năng, một sức mạnh lớn của người nông dân nói chung, phụ nữ nông dân nói riêng mà sau này, sức mạnh ấy được tập hợp thành vũ bão quật đổ thực dân, phong kiến trong Cách mạng tháng Tám 1945. II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Tóm tắt: Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. 2. Cách đọc: Khi đọc đoạn trích, ngoài lời trần thuật có tính chất tăng tiến, diễn tả không khí ngày càng căng thẳng, cần chú ý lời thoại của các nhân vật: - Giọng cai lệ: hách dịch, nạt nộ. - Giọng chị Dậu: từ nhún nhường van xin, dần dần căng thẳng, cuối cùng là quyết liệt, mạnh mẽ. - Giọng anh Dậu: sợ hãi, hốt hoảng...

Các câu hỏi tương tự
Trần Nhật Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Phương Trần
Xem chi tiết
Minh Ngân
Xem chi tiết
hoàng thị thu hương
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết