Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngô nhã viên

Ai giúp mik vs. Văn nghị luận

Đề : Vì sao cần phải học?

Mai mik nộp bài rồi giúp mik nhak, mik cảm ơn trước ạ

Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 14:53

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người. “Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời.

Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới. Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả.

Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới. “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè

Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 14:54

Học để biết Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Đối với nữ để biết: Công, Dung, Ngôn, Hạnh
Đối với kỹ năng giao tiếp,học làm người : Học ăn, học nói, học gói, học mở
Đối với quan chức để biết: Cần, Kiệm, Liên chính, Chí công vô tư
Đối với chiến sĩ để biết: Trung với nước, Hiếu với dân, Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Đối với học sinh để biết: Tiên học Lễ, Hậu Học Văn.
Học, học nữa, học mãi
Đối với sức khỏe để biết : Phòng bệnh hơn chữa bệnh hay Sức khỏe là vàng.
Đối với thầy thuốc để biết Y Đức : tận tụy lo cho bệnh nhân, không vì tiền mà thiếu tận tâm
Đối với người bán hàng để biết: Khách hàng là thượng đế, tâm lý khách hàng, Nụ cười là bí quyết thành công...
Đối với lãnh đạo Quốc gia để hiểu: Trọng dụng nhân tài, Hiền tài là rường cột của Quốc Gia, Đầu tư cho Giáo dục là Đầu tư Siêu lợi nhuận...
Đối với cha mẹ để hiểu cách Giáo dục con: Dạy con từ thuở còn thơ, Làm gương tốt cho con.
Đối với thanh niên để hiểu: Các bạn là tài sản quý của quốc gia, là nguồn nhân lực chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước ( cho nên các bạn phải giỏi về Khoa học và chú trọng tính sáng tạo , tìm ra cái mới cho cộng đồng , cho quốc gia)
Đối với người tham gia giao thông để hiểu và bảo đảm an toàn tính mạng cho mình , cho người thân và cả đồng bào của mình.
Đối với người giàu để biết yêu thương những người khó khăn, nghèo đói: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Đối với những người sáng tạo nghệ thuật để biết: Tác phẩm bất hủ thì phải có chiều sâu, tính triết học, tính giáo dục, tính nhân văn, tầm tư tưởng cao.
Đối với đầu bếp để biết bí quyết nấu nướng, nêm nếm cho món ăn thật ngon, trang trí cho bắt mắt, và dinh dưỡng tốt cho người ăn.
Đối với huấn luyện viên để biết các phương pháp huấn luyện kỹ thuật, thể lực, tâm lý, chiến thuật cho các vận động viên.
v v...

Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 14:55
Lúc 6 tuổi lơ ngơ đứng trước cổng trường tiểu học, chúng ta khóc lóc hỏi mẹ: “Sao con phải đi học?”. Mẹ bảo: “Học thì làm cô giáo. Không học thì ở nhà làm ruộng!”. Làm cô giáo đương nhiên thích hơn làm ruộng. Vì thế nên chúng ta đi học. Lí do đơn giản như vậy nhưng lại là kim chỉ nam của tất cả chúng ta trong hành trình học tập dai dẳng. Học trước tiên để có cái nghề. Bạn có thể không đi học trường lớp nhưng để có cái nghề, bạn nhất định phải học – bằng một cách nào đó khó khăn hơn.

Bỏ 1/3 thời gian trong 16 năm trẻ trung của cuộc đời không chỉ để lấy một tấm bằng. Không có đối tác làm việc nào gặp nhau lại hỏi: “Xin chào, bạn có biết cách giải hệ phương trình chứa căn thức không” cả. Steve Jobs hay Bill Gates chắc chắn sẽ không còn nhớ kiến thức môn Hóa học hay Sinh học… Cũng không có nhà tuyển dụng nào hỏi bạn về cách sử dụng con lắc đồng hồ khi tuyển dụng sales cả. Vì thế, chúng ta học giải phương trình hay dòng điện xoay chiều không phải để nhớ nó cho đến già. Chúng ta học để rèn luyện trí não, tư duy, tìm tòi và sáng tạo. Bạn học nhiều phương pháp giải phương trình chính là luyện tập để bạn có thể xử lí những tình huống phát sinh trong công việc và cuộc sống.học tập để hạnh phúc Ảnh: Học tập chính là để hạnh phúc!

Học để độc lập. Chúng ta thu nhận kiến thức để trưởng thành và trở thành một con người độc lập về tài chính và suy nghĩ. Nếu bạn phụ thuộc vào bố mẹ, bạn sẽ phải mua chiếc áo mà bố mẹ bạn thích. Nhưng nếu bạn độc lập, bạn sẽ mua chiếc áo đó theo ý bạn muốn. Chỉ khi có độc lập, bạn mới được tự do sống, suy nghĩ và hành động bằng cách của bản thân mình. Chỉ khi có độc lập, tự do bạn mới trở thành người hạnh phúc. Mỗi người sẽ có một “công thức” hạnh phúc của riêng mình. Có người lựa chọn “mòn gót” ở giảng đường đại học để hạnh phúc. Cũng có người lựa chọn bơi ra trường đời để hạnh phúc. Nhưng dù ở đâu, để hạnh phúc, bạn nhất định phải học.

Học để trưởng thành. Khi học tiểu học, bạn học “i”, “tờ” để nhìn nhận và gọi tên được cuộc sống. Lớn hơn, bạn học tập để biết ước mơ và lựa chọn nghề nghiệp. Sự học không chỉ gói gọn trong 16 năm ngồi ghế nhà trường. Khi đi làm, bạn càng cần thiết phải học. Bạn sẽ khao khát được học tập từ đồng nghiệp, người quản lí, đối tác thậm chí học tập chính đối thủ của mình. Học tập chính là quá trình để mỗi người trưởng thành. Ngày hôm nay thấy mình trưởng thành hơn ngày hôm qua, đó là cảm giác hạnh phúc.

Học để biết yêu. Nếu bạn cho rằng tình yêu là bản năng thì bạn đã sai rồi. Tình yêu cũng cần phải học. Cha mẹ yêu con là bản năng. Nhưng không phải tình yêu nào cũng là chiều chuộng. Cha mẹ cũng cần học để biết yêu con đúng cách. Học tập cũng như thế! Học chính là con đường duy nhất để bạn hạnh phúc. Và bản thân quá trình cũng học tập cũng là quá trình hạnh phúc!

Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 14:56

Không học, tức thiếu cái “đầu” (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn. Trong một quốc gia văn minh, người “công dân” học là để biết cách “làm chủ”; còn người “công chức” học là để biết cách “làm thuê”…

Mỗi quốc gia đều có những con người; tức có nhiều người mới có quốc gia. Mỗi quốc gia đều có nhà nướcxã hội. Trong các quốc gia thời phong kiến, người nào làm trong bộ máy nhà nước gọi là “quan”, quan đứng đầu gọi là “vua”; còn những người khác trong xã hội gọi là “dân” (thần dân). Vua là loại quan có “quyền hành” cao, tức quan có quyền lực cao nhất, làm suốt đời; do vậy mà có câu châm ngôn: “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Người dân có thể làm quan; còn quan cũng có thể làm dân. Tức là, quan vẫn phải theo luật lệ “hết quan, tàn dân” như trong trò chơi “ô ăn quan”.

Trong các quốc gia văn minh, người nào làm trong bộ máy nhà nước gọi là “công chức”, công chức đứng đầu gọi là “lãnh đạo” (tổng thống, chủ tịch nước,…); còn những người khác gọi là “công dân” (nhân dân). Công chức lãnh đạo là loại công chức có “tín nhiệm” cao, tức công chức có uy tín cao nhất, không làm suốt đời, mà theo nhiệm kỳ; hết nhiệm kỳ lại làm người công dân. Người công dân có thể làm công chức, kể cả công chức lãnh đạo khi được đa số công dân “ủy quyền” làm thuê theo các hình thức bầu cử dân chủ khác nhau. Còn công chức cũng có thể trở lại làm công dân - những người làm chủ. Tức là, công chức làm thuê vẫn phải “về hưu” (về vườn), “từ chức”,… để làm người công dân làm chủ. Tuy nhiên, cũng có quốc gia, công chức làm thuê đứng đầu về hưu, nhưng vẫn được hưởng chế độ “đặc biệt” khác với các công dân làm chủ. Những sự khác nhau về chế độ giữa những người quan (công chức) và những người dân (công dân) như vậy có thể được nhìn nhận là văn hóa chính trị chưa thể hiện sự văn minh trong quốc gia. Điều này liên quan nhiều đến việc học của con người trong mỗi quốc gia.

Cách đây 71 năm, ngay sau khi đất nước được độc lập, ngày 8 - 9 - 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “xóa nạn mù chữ” trong cả nước, thực hiện chống kẻ thù “giặc dốt” - kẻ thù nguy hiểm cùng với “giặc đói” lúc bấy giờ. Theo đó, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 18 - 9 - 1945. Sau nhiều thập kỷ, trình độ văn hóa của người dân Việt Nam tuy có được nâng cao, tức hết mù chữ; nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng văn hóa hiện nay lại rất thấp, tức còn nhiều khiếm khuyết về văn hóa, trong đó có giáo dục, đào tạo công chức nói riêng và các công dân nói chung. Điều đó cho thấy rằng, rất cần thiết phải tiếp tục mổ xẻ vấn đề “học” ở nước ta hiện nay. Cụ Phan Châu Trinh đã từng nói cách đây gần một thế kỷ, rằng: “Chi bằng học”.

Tại sao phải học?

Giặc dốt như Cụ Hồ Chí Minh nói là muốn chỉ về sự thiếu thốn mặt tinh thần, tức tri thứcvăn hóa - thuộc phần “đầu” của thể trạng con người; còn giặc đói là muốn nói đến sự thiếu thốn mặt vật chất, tức chính trịkinh tế - thuộc phần “thân” của thể trạng con người.

Điều đó có nghĩa là, vật chất và tinh thần được nhìn nhận là hai mặt “đối lập” (độc lập) cơ bản trong thể trạng con người. Theo đó, học tập kiến thức các môn như tự nhiên, xã hội là để sáng tạo ra giá trị tinh thần; còn thực hành công việc bằng lao động chân tay, trí óc là để tạo ra lợi ích vật chất. Vật chất và tinh thần là hai lĩnh vực không thể thiếu đối với đời sống con người.

Sinh thời, Cụ Hồ thường nói đến việc học và hành như vậy, tức vừa phải học vừa phải làm (nói và làm). Cũng như muốn đánh thắng giặc “ngoại xâm” (đế quốc, thực dân) thì phải vừa tăng gia, vừa sản xuất; còn muốn đánh thắng giặc “nội xâm” (nghèo đói, dốt nát) thì phải vừa học vừa hành. Giặc ngoại xâm là muốn nói đến kẻ đã xâm phạm vào luật pháp (biên giới) giữa “vật chất và tinh thần” của quốc gia, tức phần “cổ” của thể trạng con người; còn giặc nội xâm là muốn nói đến những kẻ đã xâm phạm vào vật chất và tinh thần của quốc gia, tức phần đầu và phần thân của thể trạng con người.

Học là để nâng cao thể chất của cái đầu, tức nâng cao trình độ tri thức và văn hóa - biểu tượng ánh sáng của Mặt Trời (ban ngày); còn hành là để nâng cao thể lực của cái thân, tức nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế xã hội - biểu tượng bóng tối của Vũ Trụ (ban đêm). Không có ngày, có đêm sẽ không có sự sống con người; tương tự, không có học và hành con người sẽ không tồn tại được. Do vậy, học vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi người sống trong xã hội. Đã là con người thì cần phải học; không học, tức thiếu cái đầu (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn.

Học để làm gì và học như thế nào?

Trong mỗi quốc gia văn minh đều có các công chức (công dân trong bộ máy nhà nước) và các công dân (nhân dân trong xã hội dân sự). Hai loại công dân này đều cần phải học.

Nhìn từ phía công dân, học là để biết cách “làm chủ” trong Quốc gia. Nếu công dân không học các kiến thức phổ thông, trong đó có các kiến thức cơ bản như luật pháp, lịch sử, trách nhiệm của công dân,… sẽ không thể biết làm chủ. Lâu nay nhiều công dân chỉ được nghe, chứ chưa biết thế nào là làm chủ với tư cách một công dân. Trước đổi mới, chiến tranh vừa chấm dứt thì kinh tế thị trường bắt đầu hình thành. Do vậy, thực tế nhiều người chỉ biết đến “làm thuê” cho các “ông chủ” có vốn đầu tư trong điều kiện của kinh tế thị trường.

.Học để làm chủ, tức là mỗi người công dân cần phải nhận thức được thế nào là một công dân. Trong Quốc gia, mỗi công dân đều có quyền công dân, quyền con người; mỗi công dân khi mất quyền công dân, vẫn còn quyền con người. Khái niệm công dân chỉ có trong nhà nước pháp quyền, vì nhà nước pháp quyền hình thành trong kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường thì có những người làm thuê và những người làm chủ. Nhiều khi có người làm thuê ở lĩnh vực này, nhưng lại là người làm chủ ở lĩnh vực khác. Nói cách khác, làm thuê và làm chủ chỉ là các phương pháp đối lập (khác nhau) để đạt được các mục tiêu xã hội tốt đẹp. Không nên kỳ thị người làm thuê hoặc kỳ thị người làm chủ, nếu họ đều làm tốt công việc tuân theo luật pháp. Người làm chủ kém không bằng người làm thuê giỏi. Điều đó có nghĩa, dù là người công chức đứng đầu một quốc gia, nhưng làm “kém” cũng không bằng người công dân nhặt rác “giỏi”.

Muốn trở thành người làm chủ, người công dân cần phải biết cách (khéo) phê bình các công chức, tức phê bình các quan điểm và hành động trái với luật pháp của họ, nhưng không được “chửi” như Cụ Hồ đã nói, vì chửi tức là vô văn hóa; đồng thời các công dân phải biết giám sát công chức thông qua các tổ chức xã hội và báo chí độc lập.

Nhìn từ phía công chức, học là để biết cách làm thuê trong quốc gia. Muốn biết làm thuê, theo Cụ Hồ, trước hết lại phải “học để làm người”, tức phải học làm một công dân thực sự. Nếu công chức không học các kiến thức như lý luận chính trị, luật pháp, chuyên môn, ngành nghề đúng đắn sẽ không biết làm thuê. Lâu nay nhiều công chức chỉ học nhiều, chứ chưa biết học thật sự, chưa biết thế nào là làm thuê với tư cách một công dân - người “đầy tớ”. Do vậy, có nhiều công chức hiện nay lãnh đạo nhưng cứ thản nhiên sử dụng công cụ “quyền lực”, chứ không biết rằng, “lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân” như Cụ Hồ đã từng nêu rõ. Muốn trở thành người làm thuê giỏi, mỗi công chức trước hết, cần phải biết thế nào là một công chức thật sự; tức công chức không chỉ biết “danh dự” của mình khi được người dân tín nhiệm, ủy quyền, mà còn phải thấy được vai trò “trách nhiệm” nặng nề của mình. Người làm thuê chỉ có trong kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay lại chưa được nhiều quốc gia phát triển công nhận. Do vậy, mỗi công chức cần phải học, nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, biết thế nào là người làm thuê. Muốn trở thành người làm thuê thực sự, cần phải biết “cách làm việc” với nhân dân. Cụ Hồ đã chỉ rõ rằng, cán bộ (công chức) làm cách mạng dân tộc, dân chủ, có hai cách làm việc với nhân dân: Một là, làm việc theo cách “quan liêu”, tức quản lý - hoạt động sử dụng đến công cụ quyền lực; hai là, làm việc theo cách dân chủ, tức lãnh đạo - hoạt động không sử dụng đến công cụ quyền lực. Cách làm việc quan liêu, tức là công chức đã coi công dân là người đầy tớ cho mình; còn làm việc theo cách dân chủ, tức là công chức đã biết coi công dân là người chủ của mình. Nói cách khác, công chức muốn trở thành người làm thuê giỏi, thật sự vì nhân dân, cần phải biết tôn trọng nhân dân, đối xử với nhân dân một cách bình đẳng, công bằng tuân theo Hiến pháp, các đạo luật; đồng thời phải biết tôn trọng, lắng nghe những ý kiến góp ý, phê bình của công dân là các nhà khoa học nói riêng, cũng như nhân dân nói chung, thông qua các tổ chức xã hội, báo chí độc lập, tức xã hội dân sự.

Các phân tích nêu trên cho thấy rằng, các công chức cấp cao (lãnh đạo) của Đảng và Nhà nước hiện nay cần phải biết học thật sự, tức nhìn nhận rõ các vấn đề, như làm thuê, làm chủ trong kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, để tiếp tục đưa ra những quyết sách đổi mới phù hợp với thực tiễn, trong các thể chế kinh tế, chính trị và tri thức, văn hóa; đồng thời, mỗi công dân là công chức cần phải biết học thật sự, tức nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, cũng như thế nào là người công chức làm thuê thật sự, để có thể trở thành những “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” như Cụ Hồ lúc sinh thời đã từng nêu rõ.

Nguyễn Hải Đăng
18 tháng 1 2018 lúc 20:12

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người. “Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời.



Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới. Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả.

Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới. “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè


Các câu hỏi tương tự
Nh Giang
Xem chi tiết
avatar boys
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết
Tuyết Phong Thần
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Vân
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Thúy Vy
Xem chi tiết