Giải thích: “thói quen tốt”
+ “Thói quen” là những nếp sống, những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày.
+ “Thói quen tốt” sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa tích cực, đem lại một hình ảnh đẹp về một cá nhân, thậm chí là một cộng động, một quốc gia.
- Bàn luận về MỘT “thói quen tốt” của con người Việt Nam: văn hoá xếp hàng; lòng tốt, giúp đỡ, quan tâm đến những người có số phận không may; ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống; lễ phép với người lớn tuổi…
- Ý nghĩa tích cực của “thói quen tốt” đó đối với cá nhân và với xã hội.
- Phê phán một bộ phận thế hệ trẻ có những nhận thức và hành động sai lệch, làm xấu đi những thói quen tốt đó. Điều đó làm ảnh hưởng đến điều gì?
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt, mà phải trải qua một quá trình nhận thức – giáo dục – rèn luyện.
+ Là học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen tốt có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.
Trong rất nhiều thói quen ăn uống của người Việt, dưới đây xin được giới thiệu và phân tích một số thói quen ăn uống phổ biến của người Việt vẫn tồn tại, dù ít nhiều đã thay đổi “hòa nhập nhưng không hòa tan”từ sự lai tạp văn hóa ở các nước khác.Thích trò chuyện trong bữa ăn: Người Việt có thói quen tổ chức ăn uống tổng hợp, ăn chung. Cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Điều này khác hẳn với phương Tây, vì mỗi người đều có suất ăn riêng, mọi người hoàn toàn độc lập với nhau. Còn người Việt thì ngược lại, cho nên họ rất thích chuyện trò trong bữa ăn, trái hẳn với người Tây phương tránh nói chuyện khi ăn. Trò chuyện trong khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của cư dân Việt, vì bữa ăn ngoài tác dụng “ăn để no” mà còn là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và có thể thoải mái bàn luận về vấn đề họ yêu thích. Vì có thức ăn ngon mà không hợp thời tiết thì không ngon, hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không ngon, có chỗ ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao thì ăn cũng không ngon, có bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng ăn không ngon.
Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng số một. Tuy nhiên, quan niệm và thói quen ăn uống của con người về vấn đề này hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai. Đối với người Việt Nam, xuất phát từ nếp sống nông nghiệp thì ăn quan trọng lắm. Vì “có thực mới vực được đạo”, nó quan trọng tới mức “trời đánh còn tránh bữa ăn”, mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm…Người Việt có thói quen tổ chức ăn uống tổng hợp, ăn chung. Cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Điều này khác hẳn với phương Tây, vì mỗi người đều có suất ăn riêng, mọi người hoàn toàn độc lập với nhau. Còn người Việt thì ngược lại, cho nên họ rất thích chuyện trò trong bữa ăn, trái hẳn với người Tây phương tránh nói chuyện khi ăn. Trò chuyện trong khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của cư dân Việt, vì bữa ăn ngoài tác dụng “ăn để no” mà còn là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và có thể thoải mái bàn luận về vấn đề họ yêu thích. Vì có thức ăn ngon mà không hợp thời tiết thì không ngon, hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không ngon, có chỗ ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao thì ăn cũng không ngon, có bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng ăn không ngon.
Trong cuộc sống, trong sinh họat hằng ngày, mỗi người đều có những thói quen. Được sống gần gũi một người nào, ta có thể nhận ra được một số thói quen của người đó.
Vậy thói quen là gì? – Lối sống, cách sống hay cử chi, họat động lặp đi lặp lại lâu ngày thành nếp, thành quen khó thay đổi thì gọi là thói quen;
Có thói quen đẹp. Có thói quen không đẹp. Lại có thói quen xấu. gây phản cảm. Ví dụ: gặp nhau tay bắt mặt mừng, vui vẻ mời nhau chén trà, điếu thuốc, tâm sự đôi ba điều,… là thói quen đẹp. Bác nông dân, giữa buổi cày, tháo ách cho trâu nghỉ, rồi lên bờ ruộng uống bát nước chè vối, ăn củ khoai lang, hút điếu thuốc lào, cho khỏi bay ra đằng tai, bay ra đằng mũi, cặp mắt lơ mơ ngắm bầu ười,… đó là thói quen đẹp. Nhà nho ngồi bên án thì vừa đọc sách vừa ngâm thơ, lâu lâu lại nâng chén rượu quê lên môi nhắp, rung đùi,… cử chỉ ấy thật thanh nhàn, cao nhã. Con gái trước khi ra khỏi nhà biết chải tóc, soi gương, xem lại cách ăn mặc, đó cũng là thói quen đẹp. Lại có kẻ nói bô bô, cười ầm ĩ giữa chợ, giữa nơi đông người, có kẻ hay’ nói xấu người vắng mặt,… đó là thói quen xấu.
Thói quen không chỉ thể hiện nếp sống mà còn thể hiện tư cách, tính tình, đạo đức. Thói quen hình thành từ tuổi ấu thơ rồi phát triển dần lên. Khoanh tay, cúi đầu chào, trước khi ăn cơm biết cất tiếng chào mời, cắp sách đi học, đi học về, biết chào ông bà, bô’ mẹ,… những thói quen đẹp ấy do gia giáo mà có, được hình thành từ thời đi học.
Thói quen đẹp thì dễ phát triển, thói quen xấu lâu ngày thành tật, rất khó sửa chữa. Nói tục là một thói quen xấu. Nhiều người nhận ra điều ấy nhưng tại sao vẫn cứ tiếp diễn? Vứt rác, vứt giấy, vứt túi ni lông ra nơi công cộng; khạc nhổ, tiêu tiện.. bất kể nơi đâu; chen lấn, xô đẩy… nơi bến tàu. ...
bến xc, nơi chợ búa; bò cày, hái hoa, xéo lên bãi cỏ nơi công viên, v.v. . đó là những hành động thiếu văn hóa, nhưng lại sao có người vẫn hành động một cách tự nhiên vô tư? Biết làm thế là dở, là xấu, nhưng tại sao có người vẫn làm? Lại có bà cán bộ “cop” vừa nói vừa lấy tay ngoáy mũi trước cử tọa, có vị chức trọng quyền cao hề dăng dàn là thao thao bất tuyệt, lúc thì múa tay, lúc thì lấy tay chém lia lịa. những thói quen ấy không đẹp, thậm chí khiếm nhã, bất lịch sự. Muốn sửa chữa, thay đổi những thói quen xấu thì cần phải chịu khó rèn luyện và tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh.
Làm điều gì thất thô, tự cảm thấy xấu hổ, chân thành xin lỗi. nhận khuyết điểm mới là người có lòng tự trọng. Được ai giúp đỡ thì vui vẻ cảm ơn. Biết cất lời “xin lỗi”, “cám ơn”, đúng lúc, đúng người, đúng việc, là cử chỉ đẹp, là thói quen đẹp, mỗi người trong chúng ta cần nhớ và làm, tạo thành nếp sống văn hóa.
Tục ngữ có câu: “Chết mà nết không chừa”, “Ngủ ngày quen mất, ăn vặt quen mồm” là chê trách, chê cười những thói quen xấu của những kẻ bất hảo trong xã hội.
Cẩn thận, trật tự, ý tứ là những đức tính tốt mà tuổi trẻ cần rèn luyện, tu dưỡng. Thói quen cẩu thả, bừa bãi của trẻ em lúc chơi, lúc học phải quyết tâm sửa chữa một cách kiên trì mới mong thay đổi được. Vứt đồ chơi ra khắp nền nhà, sách vở, đồ dùng học tập để lộn xộn trên bàn, áo quần thay ra không giặt, đi học thì ăn mặc lôi thôi. Đó là những thói quen xấu. cực xấu, nếu không biết sửa chữa, lâu ngày thành
cố tật, lớn lên bước vào đời sẽ bị mọi người chê cười.
Đi học trễ giờ, nói chuyện, làm mất trật tự lúc thầy, cô giáo đang giảng bài, đó là thói quen xấu. thậm chí có thể xem đó là hành động vô kỉ luật, cần phải chấn chỉnh kịp thời.
Ông bà, ... cha mẹ thường nói: “Tre non dễ uốn”. Qua đó, ta càng thấy rõ, ngay từ tuổi thơ phải được dạy bảo, được nhắc nhở rèn luyện những hành vi tốt, những thói quen đẹp. để trở thành con ngoan, trò giỏi.
Con người mới là con người có thói quen đẹp, có phong cách đẹp. có lối sống đẹp. Con người mới như vậy sẽ được cộng đồng yêu quý, kính trọng.
Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí “thói quen tốt đẹp” của người Việt Nam:
- Giải thích: “thói quen tốt”
+ “Thói quen” là những nếp sống, những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày.
+ “Thói quen tốt” sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa tích cực, đem lại một hình ảnh đẹp về một cá nhân, thậm chí là một cộng động, một quốc gia.
- Bàn luận về MỘT “thói quen tốt” của con người Việt Nam: văn hoá xếp hàng; lòng tốt, giúp đỡ, quan tâm đến những người có số phận không may; ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống; lễ phép với người lớn tuổi…
- Ý nghĩa tích cực của “thói quen tốt” đó đối với cá nhân và với xã hội.
- Phê phán một bộ phận thế hệ trẻ có những nhận thức và hành động sai lệch, làm xấu đi những thói quen tốt đó. Điều đó làm ảnh hưởng đến điều gì?
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt, mà phải trải qua một quá trình nhận thức – giáo dục – rèn luyện.
+ Là học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen tốt có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.