a
1.Ảnh hưởng của hút thuốc lá đối với bên ngoài cơ thểRăng ố vàng: Bạn muốn có hàm răng trắng bóng. Nhưng hút thuốc lá làm hỏng vẻ ngoài của bạn bằng cách mang đến cho bạn một hàm răng vàng và xỉn. Và nếu tiếp tục hút thuốc, bạn có thể chẳng còn chiếc răng nào nữa.
Hói đầu và bạc tóc: Nếu muốn nhanh chóng trông giống ông nội 80 tuổi của bạn, thì bạn nên hút thuốc lá. Hút thuốc sẽ làm những lọn tóc của bạn rụng dần và chuyển màu xám nhanh chóng.
Da khô và xấu xí: Tiếp tục hút thuốc có thể làm cho da của bạn khô ráp. Hút thuốc lấy đi độ ẩm cần thiết từ da. Thiếu độ ẩm, da mất đi vẻ sáng mịn và đàn hồi, do đó làm bạn xấu đi nhanh chóng.
Béo bụng: Hút thuốc lá làm bạn bị béo bụng. Thuốc lá ức chế đồ ăn của bạn trong khi làm tăng sự tích tụ của chất béo xung quanh bụng, làm bạn rùng mình mỗi khi sơ vin hay khi ngâm mình dưới nước.
Tạo nếp nhăn trên da: Nếp nhăn trên da của bạn cho thấy sự lão hóa do thiếu chất dinh dưỡng. Hút thuốc làm da bạn khô dẫn đến việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng trong máu gặp khó khăn.
Da tróc vảy: Nếu những lý do trên không đủ để bạn có thể bỏ thuốc lá, đây là một trong những lý do khác. Hút thuốc làm da tróc vảy và tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Điều này chắc chắn làm bạn trở nên xấu xí.
2. Hút thuốc lá gây bệnh nguy hiểmHút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khói thuốc lá vào cơ thể mình. Giai đoạn hút thuốc lá thụ động, Những người có mặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải ra.
Tác hại khi hút thuốc lá chủ động
Bệnh lý ở hệ hô hấp: Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản. Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi.
Ung thư các cơ quan khác
ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản
Ảnh hưởng ở thời kỳ thai nghén: Giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai tự nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh.
Ảnh hưởng thời kỳ cho con bú: Nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương.
Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: Những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não.
Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự:
Đối với người lớn: Gây ung thư phổi và các bệnh khác.
Trẻ em: Dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá! Trẻ dễ bị viêm phế quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai – Mũi – Họng, nhức đầu.
b
Ai cũng muốn có một cơ thể khỏe mạnh để có thể tự tin học tập, lao động và làm mọi điều mà mình yêu thích. Để làm được điều đó cần có cả một quá trình rèn luyện cũng như tạo thói quen tốt trong cuộc sống. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi đi tổng hợp những biện pháp giúp cho hệ hô hấp của bạn luôn mạnh khỏe. Bạn hãy cùng theo dõi nhé
Cuộc sống hiện đại nơi đô thị với rất nhiều khói bụi dẫn đến không ít các bệnh về hô hấp khiến cho mọi người cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Bạn nên tự bảo về bản thân cũng như chủ động phòng tránh những căn bệnh nào cho bản thân.
-Tránh các tác nhân gây hại: giảm thiếu tối đa sự ảnh hưởng, xâm nhập và gây hại của các tác nhân này
Các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đối với hệ hô hấp của chúng ta có thể là khói bụi, khí thải từ ô tô, xe máy, các nhà máy và khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính cho đến ung thư phổi. Với một số người nhạy cảm với lông động vật thì đó cũng được xem là các tác nhân gây bệnh về hô hấp. Bạn nên tránh những tác nhân này theo các cách dưới đây:
+ Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi: giúp giảm thiểu lượng khí bụi vào phổi
+ Tránh xa các tác nhân gây hại.
+ Hạn chế để những đồ vật có chất kích thích trong phòng
- Giữ môi trường sống luôn sạch, ít ô nhiễm (như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá…): tăng khả năng hoạt động của hệ hô hấp
- Tạo cuộc sống vui tươi, thoải mái về tinh thần: giúp hệ thần kinh làm việc hiệu quả dẫn đến tăng khả năng hoạt động của hệ thần kinh
>>>Xem thêm...: Cha mẹ phải làm gì khi con bị ho khan?
- Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựng của tim và cơ thể: tăng khả năng hoạt động của tim và giúp cơ thể có sức đề kháng cao...
Tập luyện đúng cách là một phương pháp phổ biến trong việc cải thiện khả năng của hệ hô hấp, nâng cao lượng oxy nạp vào cơ thể và giảm hẳn những vấn đề như hoa mắt, choáng váng, thở dốc mà bạn gặp phải. Hầu hết các phương pháp tập luyện đều tăng cường khả năng hít thở theo những cách khác nhau
+ Tập thể dục mỗi buổi sáng rất có lợi cho hệ hô hấp và tim mạch
+ Chơi các môn thể thao cũng giúp cho hệ hô hấp của bạn được hoạt động tốt hơn
+ Tập luyện tim mạch (cardio) sẽ là chiếc chìa khóa vàng để làm cứng cáp trái tim và hai lá phổi của bạn. Những bài tập cardio, bao gồm chạy bộ, đạp xe, chèo thuyền, các lớp nhảy,... ngoài hiệu quả đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, nó còn giúp tăng khả năng hấp thụ oxy vào cơ thể và tăng cường quá trình thông khí, khuếch tán và vận chuyển trao đổi oxy, thải trừ cacbonic. Nếu luyện tập cardio đều đặn trong thời gian dài, bạn sẽ ngạc nhiên với cơ thể sung sức, huyết áp và nhịp tim ổn định dù tập luyện ở cường độ cao.
- Ăn những thức ăn có lợi cho cơ thể, tránh xa rượu bia và các chất kích thích khác.
- Thường xuyên dùng nước muối xúc miệng trước khi đi ngủ, có tác dụng phòng bệnh viêm họng rất tốt.
- Bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng để tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp như: MẬT ONG CHANH ĐÀO, Vitamin và khoáng chất,...
- Nói không với hút thuốc lá. Bởi vì khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu.
Trên đây là những cách để bạn có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tránh được những căn bệnh hô hấp gây phiền toái hiện nay.
Thảo Như
a.Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôrin dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá, nhất là hút nhiều, thì có hại do chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi. Vì vậy ta không nên hút thuốc lá, đặc biệt khi còn nhỏ tuổi.
Trong nhựa tiết ra từ quả của cây thuốc phiện chứa moocphin và herôin là những chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện. Khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khỏe và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội
b.Biện pháp :
1. Giảm căng thẳng
Các hoạt động và những mối quan hệ hàng ngày có thể làm tăng mức độ căng thẳng. Nhịp thở nhanh và huyết áp cao do căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Hít thở sâu là một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng. Khi bạn hít thở sâu, nó sẽ gửi một tín hiệu tới não giúp bạn bình tĩnh và thư giãn. Não sau đó sẽ gửi tín hiệu này đến cơ thể bạn, làm cho nó cảm thấy như đã được thư giãn.
2. Giảm lo âu
Lo âu có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bạn và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. Hít thở sâu giúp xóa tan những phiền muộn trong tâm trí, giúp bạn tập trung, thoát khỏi sự lo lắng.
3. Cải thiện lưu thông máu
Thường xuyên thở sâu cải thiện việc cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Cố gắng thở sâu xuống dưới bụng của bạn để tăng cường cung cấp oxy cho các cơ quan, hỗ trợ sự phát triển chung của cơ thể.
4. Giúp giải độc
Hít thở sâu giúp lọc rửa chất độc tích lũy từ cơ thể của bạn cũng giống như việc bạn uống nước lọc.
5. Thư giãn và giảm đau cho cơ thể
Thở sâu tạo ra endorphines (chất giảm đau tự nhiên) cho cơ thể. Nó cũng giúp thư giãn cơ bắp, một nguyên nhân chính của lưng, cổ và đau dạ dày. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít thở sâu cũng có thể có lợi người bị hen suyễn.
6. Giảm huyết áp
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet, các bệnh nhân tim mạch thở nông khoảng 12-14 hơi/ phút (6 hơi thở mỗi phút được xem là tối ưu) có nhiều nguy cơ thiếu oxy trong máu, có thể làm giảm xương cơ và chức năng chuyển hóa, dẫn đến teo cơ. Các bài tập thở sâu thường xuyên đã được chứng minh giúp làm giảm huyết áp.
7. Cải thiện thể chất và tinh thần
Thở sâu làm tăng mức độ oxy trong máu, tăng cường sức khỏe bằng nhiều cách khác - làm chậm nhịp tim của bạn, cải thiện lưu thông máu, hạ huyết áp và giúp tiêu hóa. Tất cả điều này sẽ giúp cải thiện thể chất và tinh thần chúng ta.
8. Thư giãn ruột
Các nghiên cứu đã cho thấy hít thở sâu giúp thư giãn ruột trong việc di chuyển bên ruột. Vì vậy, nếu bạn đang gặp rắc rối với đi tiêu thì hãy thử hít hơi thật sâu trong khi bạn đang trong nhà vệ sinh.
Để có hệ hô hấp khỏe mạnh thì quan trọng là bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng khẩu trang khi ra môi trường ô nhiễm, nhiều độc hại, vệ sinh mũi thường xuyên và sử dụng thuốc xịt mũi,
a,
Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v.
Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.