Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũng chính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Câu tục ngữ chỉ muốn nói về một điều. Yêu thương ! Đó là tất cả những gì ta cần. Mãi mãi, ta sẽ hạnh phúc nếu yêu thương.
Gợi ý
a. Ý nghĩa câu tục ngữ:
· "Thương người" có nghĩa là gì?
· Thế nào là thương người khác như thương thân mình?
· Tóm lại, câu tục ngữ đề cao vấn đề gí?
b. Biểu hiện của tình thương người như thương thân:
· Cảm thông với khổ đau, bất hạnh.
· Đề cao giá trị, phẩm chất của con người.
· Mong những điều tốt đẹp mà mình muốn cũng đến với người khác.
· Giúp đỡ, đùm bọc để con người vượt qua gian khổ.
c. Vì sao phải yêu thương người khác như bản thân mình:
· Đây là tình cảm tạo nên giá trị cao cả của con người..
· "Thương người" tạo nên sự gắn bó giữa người và người.
· Là gốc rễ để tạo nên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, như sự cao thượng, sự sẻ chia...
d. Bài học:
· Thương yêu con người phải từ trái tim chân thành.
· Thể hiện bằng hành động cụ thể, hữu ích.
· Lan tỏa yêu thương khắp mọi nơi.