a, Viết đoạn văn khỏng 10 câu ghi lại cảm nhận của em về câu tục ngữ: " Đói cho sạch rách cho thơm".
b, Dự vào văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ" và những hiểu biết của em về Bác, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu ghi lại cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
GIUP MINH,MINH TICK CHO!!!!!!
a)
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rách” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui.Những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
+ Những từ (đói, sạch, rách, thơm) tự nó là 1 nghĩa đen:
- Ăn không đủ no đi nữa cũng phải cho sạch; mặc áo rách đi nữa cũng phải cho thơm. Đói cho sạch, rách cho thơm, huống chi no mà không sạch, lành mà không thơm thì đó là một điều rất đáng tiếc.
- Dù đói đến đâu,trước khi ăn cũng phải rửa tay cho sạch. Quần áo dù rách cũng phải giặt cho thơm, ăn mặc sạch sẽ chỉnh tề.
- Có đói thì ăn cái gì thì phải cho sạch sẽ, tuy mặc cái gì rách nhưng cũng phải thơm.
- Xét về nghĩa khi đói cũng phải giữ gìn cơ thể, tâm hồn cho sạch sẽ, khi rách cũng không được dơ bẩn, không ôi thối, chứ làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói..
+ Còn 1 nghĩa bóng nữa là nói rằng cho dù có phải lâm vào cảnh đường cùng, bế tắc như thế nào đi nữa thì chúng ta phải giữ lòng dạ mình cho trong sạch, phải giữ cho được phẩm chất đạo đức danh dự nhân cách, không làm những việc mà ta cảm thấy xã hội và mọi người không thể chấp nhận, và nhất là lương tri lương tâm trong chính con người ta không bị cắn rứt (thêm nữa, câu này chỉ khuyên được những người nào vẫn còn lương tâm để cắn rứt, còn những người không có lương tâm thì không thể cắn rứt được cho nên khỏi cần bàn).
Điển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám dổ...
Câu tục ngữ khuyên chúng ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng phải biết giữ mình, không sa ngã trước cám dổ của đồng tiền phi nghĩa. Không làm điều gì trái với đạo trời, trái với lương tâm, đạo đức...
----> Cụ thể là các anh hùng dân tộc trong lịch sử, cổ đại và hiện đại,
----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Giấy rách phải giữ lấy lề
Thà chết vinh còn hơn sống nhục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Chết trong hơn sống đục
Cây ngay không sợ chết đứng
Có đức mặc sức mà ăn
"Khi đói thì đầu gối phải bò" là câu số 2 - Câu này dễ hiểu. Là câu chính xác trong thời đại hiện nay. Vì trong mỗi con người đầy dẫy ích kỷ, tư tưởng thấp hèn, không có những tư tưởng cao thượng như người xưa qua câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Chẳng lẽ chỉ vì thơm và sạch mà phải chịu đói chịu rách cho khổ sở cái thân xác sao?
-----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Tham sống sợ chết
Có thực mới vực được đạo
Mật ngọt chết ruồi
Nghèo sinh loạn, Giàu sinh tật
Tham giàu, phụ khó. Tham sang, phụ bần
==> Bn có thể dựa vào cái này để tự làm