Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngô thanh thanh tú

a ) Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam được gọi là bản tuyên ngôn độc lập

b ) Vì sao bài thơ Bánh trôi nước được gọi là bài thơ đa nghĩa

Cầm Đức Anh
21 tháng 11 2017 lúc 17:22

a, Vì:

Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

b, Bài thơ Bánh Trôi Nước nói về bánh trôi một thứ bánh được làm từ bột nếp, khi chín thì nổi trên mặt nước, khi chưa chín thì chìm. Đó chính là nghĩa đen. Khi so sánh bánh trôi nước với người phụ nữ thời phong kiến thì rất có nhiều điều giống như: Người phụ nữ rất vất vả, nổi vết chai cứng ngắc, giống như bánh trôi khi lặn quá dày, số phận của người chìm nổi, không được bình đẳng, giống như bánh trôi khi chín thì nổi, khi sống thì chìm. Vậy bài thơ ''Bánh trôi nước'' có hai lớp nghĩa bóng và đen:Bóng tả về hình bóng người phụ nữ ngày xưa, đen nói về bánh trôi.

Đào Gia Phong
21 tháng 11 2017 lúc 17:28

quá dễ

a)Bài thơ Sông núi nước Nam được gọi là bản tuyên ngôn độc lập là vì:

- Bài thơ ra đời trong thời kỳ chống quân Tống xâm lược. Là tác phẩm đầu tiên khẳng định một cách chắc nịch chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta. Nước Đại Việt là của người Việt,khẳng định vị thế của ta trước đất nước Trung Hoa hung bạo.Điều đó được ghi ở sách trời do tạo hóa định sẵn không thể thay đổi.

- Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược: thể hiện ở lời cảnh báo kẻ thù xâm lược sẽ bại vong và khẳng định sức mạnh vô địch,niềm tin vào chiến thắng của quân ta trong chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.

Đào Gia Phong
21 tháng 11 2017 lúc 17:33

b) Bài thơ Bánh trôi nước được gọi là bài thơ đa nghĩa là vì:

-Bài thơ đã khắc họa rõ nét hình ảnh bánh trôi nước vừa trắng lại vừa tròn được làm vào dịp Tết cổ truyền và cách thức để luộc bánh cũng như vị ngọt trong nhân đường phên của bánh. Nhưng từ đó, Hồ Xuân Hương-bà chúa thơ Nôm cũng đã miêu tả được thân hình đầy đặn ,cân đối của người phụ nữ và nói lên được tấm lòng thủy chung của người phụ nữ từ tận đáy lòng.Và bài thơ cũng đã phê phán sự ác độc, tàn nhẫn, vô tâm của chế độ phong kiến của thời xưa từ những cuộc đời vất vả,bấp bênh,long đong,lận đận của những người phụ nữ khi xưa

Hải Đăng
21 tháng 11 2017 lúc 19:47
a) Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh: Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Ngoài Nam quốc sơn hà, tai tác phảm sau này cũng được coi là bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc. b) Bài thơ Bánh Trôi Nước nói về bánh trôi một thứ bánh được làm từ bột nếp, khi chín thì nổi trên mặt nước, khi chưa chín thì chìm. Đó chính là nghĩa đen. Khi so sánh bánh trôi nước với người phụ nữ thời phong kiến thì rất có nhiều điều giống như: Người phụ nữ rất vất vả, nổi vết chai cứng ngắc, giống như bánh trôi khi lặn quá dày, số phận của người chìm nổi, không được bình đẳng, giống như bánh trôi khi chín thì nổi, khi sống thì chìm. Vậy bài thơ ''Bánh trôi nước'' có hai lớp nghĩa bóng và đen:Bóng tả về hình bóng người phụ nữ ngày xưa, đen nói về bánh trôi

Các câu hỏi tương tự
Ki bo
Xem chi tiết
thanh tuyen Nguyen
Xem chi tiết
Mộc Miên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
linh angela nguyễn
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết
Thanh Hiền
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết