Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kim Suri

a) Tóm tắt gia cảnh của Lão Hạc. Theo em, cậu Vàng có ý nghĩa thế nào với Lão Hạc? Chi tiết nào cho em biết được điều đó?

b) Hoàn thành phiếu bài tập sau để thấy cách nhìn nhận , đánh giá của nhân vật tôi về lão Hạc. Qua đó, em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với Lão Hạc như thế nào?

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật tôi về lão Hạc Thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với Lão Hạc

HELP MEEEEE!!! MÌNH ĐANG CẦN RẤT GẤP!!!

Vũ Thị Minh Hồng
25 tháng 9 2017 lúc 19:09

a, Gia cảnh nghèo khó, vợ mất sớm, con trai không lấy được vợ quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su

Cậu Vàng là một người bn thân của lão Hạc. Cậu là người luôn chia sẻ và làm cho lão vui. Và lão rất yêu thương, coi cậu như một thành viên trong gia đình. Thể hiện qua chi tiết:

+ "Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự".

+ "Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm". + "Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)".

+ "Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ".

+ "Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó".

b, Có những con nguời lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.

Ông giáo là người rất hiểu, cảm thông với những người nông dân bất hạnh như lão Hạc.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 9 2017 lúc 12:49

a,Lão Hạc có một hoàn cảnh khó khăn, vợ mất sớm, con trai lão vì nghèo không cưới được vợ đã bỏ đi phu đồn điền cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn, sống cô độc, chỉ có một con chó làm bạn. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Sau một trận ốm dai dẳng, lão ko còn sức đi làm thuê nữa. Ko còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 9 2017 lúc 13:12

b,

- Người kể chuyện (cũng chính là tác giả tuy không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật với nguyên mẫu) đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”. - Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn. - Suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đây chính là một quan điểm quan trọng trong “đôi mắt”, ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao.

Các câu hỏi tương tự
Quý Thiện Nguyễn
Xem chi tiết
phạm hương trà
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Ngoc Diep
Xem chi tiết
Hye Jin
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Dương
Xem chi tiết