Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Phương

a, Thế nào là từ mượn? Tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ những nước nào? Vốn từ mượn nào là chủ yếu?

b, Thế nào là từ Hán Việt? Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt hợp lí là gì? Khi mượn từ Hán Việt nói riêng và mượn từ nước ngoài nói chung , ta cần lưu ý điều gì?

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 8 2019 lúc 18:31

b)

- Từ Hán Việt là từ mượn ở tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam.

- Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt hợp lí là : Làm cho câu văn biểu đạt được sắc thái mình mong muốn ( Ví dụ : sắc thái trang trọng, sắc thái thô sơ, sắc thái cổ,... )

- Khi mượn từ Hán Việt nói riêng và mượn từ nước ngoài nói chung ta cần :

+ Biết sử dụng hợp lí trong các hoàn cảnh khác nhau.

+ Không nên lợi dụng quá các từ mượn ( từ Hán Việt và từ mượn từ nước ngoài ) vì nó làm câu văn, lời nói trở lên thiếu trong sáng, tự nhiên.

Nguyễn Ngọc Quỳnh Nga
5 tháng 8 2019 lúc 16:24

Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt hợp lí là: +Tạo sắc thái nghiêm trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩa lớn lao của sự vật, sự việcbatngo

+Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợbucminh

+ Tạo sắc thái khái quát và trừu tượngbucqua

+Tạo sắc thái cổeoeo

Nguyễn Ngọc Quỳnh Nga
5 tháng 8 2019 lúc 16:11

Từ mượn là vay mượn từ tiến nước ngoài(ngôn ngũ cho) để làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ nhậnbanh

Nguyễn Ngọc Quỳnh Nga
5 tháng 8 2019 lúc 16:14

Từ Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việtbanhqua

Nguyễn Ngọc Quỳnh Nga
5 tháng 8 2019 lúc 16:26

Cái cuối cùng thôi nhégianroi

B.Thị Anh Thơ
5 tháng 8 2019 lúc 17:28

a, Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

Từ mượn hán việt là chủ yếu

b, “Từ Hán-Việt” (Chinese-Vietnamese word) là những từ mà Người Việt chúng·ta vay·mượn của Người Trung·hoa, nói đúng hơn là các từ phiên·âm tiếng Quảng·đông, ghi bằng chữ·cái La·tinh và theo·cách Việt Nam

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 8 2019 lúc 18:26

a)

- Từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn, ngoại lai): Từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Hán) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị sự vật hiện tượng, đặc điểm, .....mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

- Tiếng Việt mượn ngôn ngữ những nước :

Mượn với số lượng nhiều nhất: Tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Ví dụ minh họa Từ gốc Hán (Hán cổ): Chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồn, buồm, mùi, mùa, ... Từ Hán Việt: Xuất huyết, từ trần, thổ, bản địa, hôn nhân, phụ nữ, phụ lão, trà, mã, trọng, khinh, vượng, cận, ... Ngoài ra, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, … Ví dụ minh họa Mượn tiếng Pháp: Áp phích (affiche), a lô (allô), ăng ten (antenne), ô tô (auto), ô văng (auvent), ban công (balcon),... Mượn tiếng Anh: Cờ-líp (clip), xe gíp (jeep), láp-tóp (laptop), oẳn tù tì (phương ngữ miền Nam) (one two three), nhạc rốc (rock)...

- Vốn từ mượn chủ yếu là Tiếng Hán ( gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt ).


Các câu hỏi tương tự
Trần Khai Phong
Xem chi tiết
Đặng Quang Minh
Xem chi tiết
Thảo Trần
Xem chi tiết
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
Trần Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Đại Minh Tinh
Xem chi tiết
Trần Khai Phong
Xem chi tiết
Xích U Lan
Xem chi tiết
Duoc Nguyen
Xem chi tiết