A. Lớp cá
1 cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống?
2.cấu tạo trong thích nghi với đời sống?
3.bảo vệ môi trường sống của cá(nước)
B. Lớp lưỡng cư
1.cấu tạo hệ tuần hoàn thần kinh tiến hóa hơn cá
2.cấu tạo ngoài thích nghi đời sống
3.bảo vệ môi trường sống của lưỡng cư( chủ yếu là nước)
C. Lớp bò sát
1.cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống
2.cấu tạo tuần hoàn hô hấp thần kinh tiến hóa hơn ếch
3. bảo vệ môi trường sống là bảo vệ các loại rắn , rùa, cá sấu
4.vai trò của lưỡng cư , bò sát, chim với môi trường
D. Lớp chim
1.cấu tạo ngoài thích nghi đời sống
2.so sánh tuần hoàn hô hấp thần kinh của chim tiến hóa hơn thằn lằn
E. Lớp thú
1.hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ
A. Lớp cá
Câu 1:
- Cơ thể gồm có 3 phần:
+ Đầu : Mắt, lỗ mũi, miệng, râu và nắp mang + Mình: Vây lưng, vây ngực và vây bụng + Khúc đuôi: Vây đuôi, vây hậu môn - Đặc điểm cấu tạo ngoại thích nghi với môi trường nước:1/
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá |
Ý nghĩa thích nghi |
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân |
Giúp làm giảm sức cản của nước |
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước |
Giúp mắt cá không bị khô |
3. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhày |
Giảm ma sát với môi trường nước |
4. Vảy cá xếp như ngói lợp |
Giúp cá dễ dàng di chuyển theo chiều ngang |
5. Vây cá gồm nhiều tia vây, căng bởi màng da mỏng khớp động với thân |
Có tác dụng như mái chèo. |
Cấu tạo trong của cá :
I/Hệ tiêu hóa:
-Ống tiêu hóa gồm: miệng - dạ dày - ruột - hậu môn -Tuyến tiêu hóa gồm: gan - mật - tuyến ruột -Bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng II/Hệ tuần hoàn và hô hấp: a)Hô hấp: -Cá chép hô hấp bằng mang b)Tuần hoàn: -Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là: tâm nhĩvà tâm thất, nối vối các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín -Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ bụng từ đó chuyển qua các mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu oxi, theo động mạch chủ lưng đến các mao mạch ở các cơ quan cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ co dồn mấu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín III / Hệ bài tiết : -Thận nằm giữa 2 bên cột sống, thận cá thuộc thận giữa, còn đơn giản -Chức năng lọc máu và thải các chất không cần thiết ra ngoài IV/ Hệ thần kinh và giác quan: -Hệ thần kinh của cá chép hình ống, nằm ở phía lưng gồm: bộ não, tủy sống, các dây thần kinh và hành khứu giác -Cấu tạo não cá: +Não trước: kém phát triển +Não trung gian +Não giữa: lớn, trung khu thị giác +Hành tủy: điều khiển nội quan +Tiểu não: phát triển, phối hợp cử động phức tạp -Giác quan: +Mắt: không có mí nên chỉ nhìn gần +Mũi: đánh hơi tìm mồi +Cơ quan đường bên nhận biết áp lực tốc độ dòng nước