Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thanh Nhàn

a, Hai câu sau có khác nhau về nội dung không? Vì sao?

1 Bạn ấy tuy chăm chỉ nhưng không thông minh

2 Bạn ấy tuy không thông minh nhưng chăm chỉ.

b, Nhận xét về trình tự sắp xếp của các từ in đậm trong các câu sau:

1 Từ Triệu,Đinh ,Lí,Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

2. Xưa phù du nay đã phù sa

Xưa bay đinay không trôi mất

Cho đến được.. lúa vàng đất mật

Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.

c,Viết lại những câu sau bằng cách đặt những từ ngữ in đậm vào vị trí khác trong câu. Phân tích sự khác nhau trong cách diễn đạt của câu đã cho với câu viết lại.

1. Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

2.Hoảng quá, Anh Dậu vội đặt bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó không nói được câu gì

3. Cậy sức,cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền,cột mỡ lắm anh leo

Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 11:38

a, Không khác nhau

JaKi Blue
3 tháng 5 2019 lúc 20:15

b)

1, xắp xếp theo trình tự thời gian

2, 3 từ in đậm đầu tiên đối với các từ in đậm ở sau nó

c) 1, Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy

Thấy mấy ngàn dâu những xanh xanh

2,Ang Dậu hoảng quá vội đặt bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó không nói được câu gì.

Ngọc Huyền
9 tháng 5 2020 lúc 14:55

a. Hai câu có khác nhau về nội dung .

(1) Bạn ấy tuy chăm chỉ nhưng không thông minh.

(2) Bạn ấy tuy thông minh nhưng chăm chỉ.

Lí do:

Câu (1) đưa ra điểm tích cực của bạn là rất chăm chỉ, dù không được thông minh.

Câu (2) nêu ưu điểm của bạn là thông minh, nhưng lại không chăm chỉ.

Hai câu còn khác nhau về sắc thái cảm xúc của người nới.

b. Trình tự các từ in đậm:

(1) Trình tự sắp xếp của các từ in đậm có tác dụng thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian.

(2) Trình tự sắp xếp của các từ in đậm có tác dụng nhấn mạnh sự tồn tại, gắn bó và thân thuộc của phù sa.

c. Đảo trật tự từ:

(1) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Viết lại:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy những mấy ngàn dâu xanh xanh.

⇒ Việc đảo vị ngữ xanh xanh lên trước những mấy ngàn dâu có tác dụng nhấn mạnh màu xanh ngút ngàn, mênh mông của không gian.

Trong khi đó nếu đổi lại thành cụm CV mấy ngàn dâu xanh xanh thì sẽ không đem lại tác dụng nhấn mạnh này. Ngoài ra sự thay đổi này còn khiến câu thơ mất đi sự hài hòa về ngữ âm, mất đi tính nhạc.

(2) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

Viết lại:

Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

⇒ Ở câu nguyên bản, từ Hoảng quá được đặt ở vị trí đầu câu (là vị ngữ đảo), đứng trước CN và VN có tác dụng nhấn mạnh trạng thái tâm lsi của anh Dậu.

Nếu viết lại như câu sau, từ hoảng quá đóng vai trò là vị ngữ, biểu thị trạng thái xảy ra đồng thời với các hành động để bát cháo xuống phản, lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. (tức là không được nhấn mạnh)

(3) Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.

Viết lại:

Nhiều chị cậy sức nhún cây đu

Lắm anh tham tiền leo cột mỡ.

⇒ Việc đảo trật tự cú pháp như trong nguyên bản có tác dụng thể hiện thái độ châm biếm, đả kích mạnh mẽ sự suy tàn về đạo đức trong xã hội.


Các câu hỏi tương tự
shanyuan
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
Lovers
Xem chi tiết
____|____Buông____|_____
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết