Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại R thuộc nhóm IIA trong b gam dung dịch HCl 2,5M (d=1,14 g/ml) thì vừa đủ. Dung dịch muối thu được sau phản ứng có khối lượng tăng 1,76 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Biết b=38a. Xác định giá trị a, b và tìm tên kim loại R. Cho nguyên tử khối: H=1; Be=9; Mg=24; Ca=40; Sr=88; Ba=137; Fe=56; Cu=64; O=16; Cl=35,5.
Cho 26,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại nhóm IIA, thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tác dụng vừa đủ với 219g dung dịch HCl 10%. Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối clorua khan. Giá trị của m là (Cho nguyên tử khối theo u của Mg=24, Ca=40; Ba=137; Be=9)
Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam một kim loại R có hóa trị II vào 100 ml dung dịch HCl
5M. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch A. Xác định R và tính nồng độ
mol/lít các chất có trong dung dịch A.
Cho một lượng M thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được dung dịch X và 2,576 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 16.58 gam chất rắn khan. Xác định kim loại M.
cho 3,33 gam một kim loại kiềm R có tác dụng hoàn toàn với 200 gam nước thì thu được 5,376 lít khí H2 (đktc)
A) tìm tên kim loại đó
b) tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng
Hòa tan 23,4 gam kim loại R thuộc nhóm IA vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 25% thu được dung dịch X và 6,72 lít khí Y (ở đktc). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X
Cho 8G oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm 6A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch hiđroxit kim loại nhóm 1A có nồng độ 1 thì sau phản ứng thu được 14,2 g muối trung hòa xác định công thức oxit của R và hiđroxit kim loại nhóm 1A
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với H2O được dung dịch B. Thêm vào B 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Sau đó thêm tiếp 0,8g NaOH để trung hòa HCl dư được dung dịch C. Cô cạn C được 5,4g muối. Xác định 2 kim loại kiềm và khối lượng mỗi kim loại.