a) Ta có: Oxit cao nhất là \(C_2O\) , \(B_2O_7\)
⇒ C thuộc hóa trị I , B thuộc hóa trị VII
Mặt khác : hợp chất với hidro là \(AH_2\) ⇒ A trong hợp chất với hidro có hóa trị 2
Mà : hóa trị oxit cao nhất + hóa trị trong hợp chất với hidro = 8
nên A thuộc hóa trị VI
Theo đề bài ta có: \(Z_A+Z_B+Z_C=44\)
Th1: cấu hình electron của A : \(1s^22s^22p^4\)
⇒ \(Z_A=8\)
Cấu hình electron của B : \(1s^22s^22p^5\)
⇒ \(Z_B=9\)
Cấu hình electron của C : \(1s^22s^1\)
⇒ \(Z_C=3\)
Suy ra : \(Z_{tổng}=Z_A+Z_B+Z_C\) = 8 + 9 + 3 = 20 (loại)
Th2: Cấu hình electron của A : \(1s^22s^22p^63s^23p^4\)
⇒ \(Z_A=16\)
Cấu hình electron của B : \(1s^22s^22p^63s^23p^5\)
⇒ \(Z_B\) = 17
Cấu hình electron của C : \(1s^22s^22p^63s^1\)
⇒ \(Z_C\) = 11
Suy ra: \(Z_{tổng}=Z_A+Z_B+Z_C\) = 16 + 17+ 11 = 44 (nhận)
Vậy A là Lưu huỳnh (S) , B là Clo (Cl) , C là Natri (Na)
b) - Ta có: Lưu huỳnh là phi kim , Natri là kim loại
nên liên kết xảy ra giữa hai nguyên tố là liên kết ion
- Đối với Clo và Natri cũng giống vậy
Vì Clo là phi kim , còn Natri là kim loại nên liên kết xảy ra giữa hai nguyên tố là liên kết ion
- Nhưng Lưu huỳnh và Clo thì khác
Ta có: Lưu huỳnh là phi kim , Clo cũng là phi kim
nên liên kết giữa hai nguyên tố là liên kết cộng hóa trị có cực