2.TÌM HIỂU VĂN BẢN TỨC NƯỚC VỠ BỜ
a.khi bọn tay sai xông vào nhà chị dâu, tình thế của chị như thế nào?
b.dựa vào gợi ý từ bảng sau, hãy nhận xét về nhân vật cai lệ:
GỢI Ý [CÁC PHƯƠNG DIỆN] | NHẬN XÉT |
- Mục đích khi đến nhà chị Dậu | |
-Cử chỉ, hành động | |
-Ngôn ngữ, lời nói | |
-Tính cách, bản chất |
Theo em, vì sao cai lệ chỉ là một tên tay sai nhưng hắn lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy? Qua do, em hiểu như thế nào về chế độ xã hội đương thời? nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả.
c.Phân tích diễn biến tâm trạng của chị dậu trong đoạn trích {trước khi cai lệ đến và sau khi cai lệ đến} thông qua thái độ, củ chi, lời nói , hành động, .... của chị với mọi người xung quanh. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị dâu có được miêu tả chân thực, hợp lí không ? Qua đoạn trích, này em có nhận xét gì về tính cách của chị.
d.Theo em, đặt nhan đề tức nước nước vô bờ cho đoạn trích này có hợp lí không? vì sao?
e.Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan :"cái đoạn chị dậu đánh với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".{gợi ý:tìm hiểu về tạo dựng tình huống, việc miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật , nghệ thuật kể chuyện,ngôn tác giả và ngôn ngữ đối thoại ....;chú ý nêu rõ những yếu tố khiến cho đoạn văn được coi là " tuyệt khéo".}
a,- Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng sớm :
+ Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất : quan sắp về tận làng để đốc thuế , bọn tay sai xông vào tận nhà để đánh trói , đem ra đình cùm kẹp ....
+ Chị Dậu phải bán con , bán chó , cả gánh khoai nhưng vẫn không đủ tiền để nộp cả xuất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái .
+ Anh Dậu đang ốm đau rề rề vẫn có thể bị bắt trói , đánh đập , hành hạ bất cứ lúc nào .
=> tình cảnh khốn khổ
b. trong bộ máy xh đương thời, cai lệ chỉ là 1 tay sai nhỏ bé nhưng núp dưới bóng quan phủ nên tác oai tác quái .hắn hung dữ ,tàn bạo sẵn sàng đánh người mà ko chùn tay,cũng ko hề bị ngăn chặn vì hắn LÀ ĐẠI DIỆN CHO NHÀ NƯỚC nhân danh phép nước để hành động
- NT khắc họa nhân vật : tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa bộ mặt tàn ác ,đểu cáng ,ko chút tính người của cai lệ.dưới ngòi bút của ông cai lệ là biểu tượng cho sự đàn áp vs nhân dân của chế độ phong kiến xưa
c,
* trước : + giọng run run , gọi ông xưng cháu
+ xám mặt khi cai lệ đánh A.dậu
+ cai lệ đánh chị dậu -> liều mạng cự lại , gọi ông -tôi
+ bị tát-> nghiến 2 hàm răng , xưng mày -bà
+túm cổ ,ấn dúi,túm tóc lẳng ra ngoài => mạnh mẽ,khỏe khoắn
=> * Sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình thương yêu chồng, dịu dàng. Đồng thời thật can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng.
d, Đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ là thỏa đáng vì nó phản ánh đúng nội dung đoạn trích. Có áp bức phải có đấu tranh, áp bức càng nhiều đến mức độ không thể nữa thì sức phản kháng, sức đấu tranh càng mạnh.
a, Tình thế của chị Dậu;
- Vụ thuế đang gay gắt -> quan về làng đốc thuế.
- Nhà chị Dậu thuộc hạng cùng đinh -> Phải bán con, bán chó, cả gánh khoai.. -> Vẫn không đủ nộp sưu.
- Anh Dậu vừa bị đánhmột trận thập tử nhất sinh do thiếu sưu.
- Hàng xóm cho bát gạo để nấu cháo
=> Tình thế rất nguy kịch
-Thái độ của chị Dậu với anh Dậu vô cùng ân cần, dịu dàng trái ngược với hoàn cảnh đang nguy kịch
=> chị Dậu là 1 người phụ nữ thương yêu chồng con, dịu dàng.
b,
- Mục đích đến nhà chị Dậu:
Bắt anh Dậu đi vì nhà vẫn chưa trả đủ suất sưu
- Cử chỉ, hành động:
+Sầm sập tiến vào
+ Gõ đầu roi xuống đất
+Thét bằng giọng khàn khàn
+ Trợn ngược 2 mắt quát
+ Đấm, tát chị Dậu
- Lời nói:
+ Xưng hô:gọi anh Dậu: thằng xưng ông
+ Xưng hô: gọi chị Dậu: mày xưng ông, cha
- Tính cách, bản chất:
Độc ác, lòng lang dạ thú, bất nhân bất nghĩa => Đại diện cho thế lực phong kiến thực dân đương thời
c, Cai lệ chỉ là 1 tên tay sai nhưng có quyền đánh người như vậy vì hắn núp dưới bóng của quan phủ, tha hồ tác oai tác quái, sẵn sàng gây tội ác không hề chùn tay
d, Diễn biến tâm lí của Chị Dậu:
- Lúc đầu chị Dậu cố van xin bằng giọng run run, gọi = ông xưng cháu:thấp cổ bé họng
- Sau đó, khi bị đánh và tên cai lệ sấn lại trói anh Dậu thì thái độ của chị đã thay đổi :
+ Xưng tôi- ông -> Cãi lí-> ngang hàng
+ Xưng mày- bà -> Khinh bỉ, thách thức-> Đứng trên đầu kẻ thù
+ Nghiến 2 hàm răng
+ Túm cổ, ấn dúi ra cửa
+ Túm tóc, lẳng cho ngã
=> Sức mạnh vô cùng to lớn của chị Dậu trái với cảnh thê thảm của tên cai lệ.=> Bọn cai lệ càng hung hăng bao nhiêu thì càng thảm hại bấy nhiêu.
=> Chị Dậu là đại diện tiêu biểu cho người nhân dân mộc mạc, người phụ nữ Việt Nam tiềm tàng sức sống mãnh liệt