Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Hồng Nhung

2. Viết phương trình hóa học ứng với các trường hợp sau:
(a) Cho benzen tác dụng với Br2 (Fe, to
)
(b) Cho toluen tác dụng với Br2 (askt)
(c) Cho toluen tác dụng với HNO3/H2SO4 (tỉ lệ mol 1 : 1). Xác định sản phẩm chính.
(d) Cho benzen, stiren, naphtalen tác dụng với H2 (Ni, to
)

(e) Trùng hợp stiren.
(g) Cho toluen tác dụng với dung dịch KMnO4, đun nóng.
Câu 3: Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy nhận biết các chất lỏng: benzen, toluen, stiren.
Câu 4: Xác định công thức phân tử, viết các đồng phân (nếu có) và gọi tên X trong các
trường hợp sau:
(a) Ankylbenzen X có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 46.
(b) Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 90,57%.
Câu 5: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 hiđrocacbon kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của benzen A, B
thu được H2O và 30,36 gam CO2. Xác định công thức phân tử của A và B.
Câu 6: Cho m gam stiren tác dụng vừa đủ với 32 gam Br2 thu được x gam dẫn xuất đibrom.
Tính giá trị của m và x ?

B.Thị Anh Thơ
20 tháng 4 2020 lúc 18:27

Bạn chia câu ra !

Câu 3:

a) Lấy mẫu thử của các chất cho tác dụng với Br2.

Chỉ có stiren \(C_6H_5CH=CH_2\) làm mất màu Br2 => nhận biết được.

Còn 2 chất còn lại cho tác dụng với thuốc tím đun nóng.

Chất nào phản ứng làm nhạt màu thuốc tím, đồng thời thu được kết tủa rắn đen là toluen

Còn lại là benzen.