Viết phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2
Biết rằng khi khử 53,23g Fe2O3 bằng CO ở điều kiện đẳng áp thì thấy thoát ra một nhiệt lượng là 2,25kcal. Cho M Fe2O3 = 159,69.
Nung 2,23g hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71g hỗn hợp Y. hòa tan hoàn toàn Y và dd HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,12
B. 0,14
C. 0,16
D. 0,18
Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và kim loại M (có hóa trị không đổi), trong X số mol oxi bằng 0,6 lần số mol M. Hòa tan 12,32 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 0,82 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 57,8 gam hỗn hợp muối và 0,448 lít NO (đktc). Phần trăm khối lượng của FeO trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24,0%.
B. 50,0%.
C. 40,0%.
D. 39,0%
Câu 1 : Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn , thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại . Cho Z phản ứng với dd NaOH dư trong điều kiện không có không khí , thu được 1,97 gam kết tủa T . Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi , thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất . Tính giá trị của m ?
Câu 2 : Hoàn thành các pt phản ứng sau đây :
1. Mg + H2SO4 loãng
2. Zn + CuSO4
3. FeO + H2
4. Fe + HNO3 loãng
bài 3
Cho m gam sắt (Fe) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 1M
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính khối lượng m gam Fe tham gia phản ứng.
b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch muối tạo thành và thể tích khí sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Cho biết nguyên tử lượng của Fe = 56; Cl = 35,5 và H = 1.
bài 4
Cho 1,02 gam hỗn hợp hai andehit no đơn chức A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với Ag2O tức AgNO3/ NH4OH thì thu được 4,32 gam bạc kim loại.
a. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của hai andehit.
b. Cho A và B tác dụng với H2 xúc tác Ni, to cao.
Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành.
Cho biết nguyên tử lượng của H = 1; C = 12; O = 16; Ag = 108.
Khử hoàn toàn 5,38g hỗn hợp gồm Al2O3, FeO, MgO và CuO cần dùng vừa đủ 448ml khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A) 5,06g
B) 9,54g
C) 2,18g
D) 4,50g
Cho a gam bột Fe phản ứng với hỗn hợp gồm 14,6 gam HCl và 25,6 gam CuSO4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,7a gam và x lít khí ở đktc. Giá trị của a và x là:
1. Phản ứng nào sau đây thể hiện Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Pb2+?
A. Cu + Pb2+ → Cu2+ + Pb. B. Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu.
C. Pb→ Pb2+ + 2e ; Cu2+ + 2e → Cu D. Cu2+ + Fe → Fe2+ + Cu