Phải đặt xe ở trong khoảng OB để lò xo bung ra phải chạm vào xe và khi lò xo bung ra sẽ làm cho xe chuyển động. Vì lò xo tác dụng lực lên xe làm xe chuyển động (lực tiếp xúc).
Phải đặt xe ở trong khoảng OB để lò xo bung ra phải chạm vào xe và khi lò xo bung ra sẽ làm cho xe chuyển động. Vì lò xo tác dụng lực lên xe làm xe chuyển động (lực tiếp xúc).
- Thí nghiệm 1 (Hình 40.4):
+ Chuẩn bị: giá gắn lò xo lá tròn có dây kéo, xe lăn.
+ Bộ thí nghiệm như hình 40.4.
+ Dùng dây nén lò xo lá tròn rồi chốt lại. Khi xe đặt ở vị trí A (hình 40.4a), nếu thả chốt thì lò xo bung ra (hình 40.4b), nhưng không làm cho xe chuyển động được.
1. Tại sao lò xo không làm xe chuyển động được?
- Thí nghiệm 2 (hình 40.5):
+ Chuẩn bị: hai xe lăn có đặt nam châm.
+ Bố trí thí nghiệm như hình 40.5.
+ Có phải chỉ khi đẩy xe B cho tới khi tiếp xúc với xe A thì xe B mới làm cho xe A bắt đầu chuyển động không? Tại sao?
Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 và lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 có gì khác nhau?
Trong khi đá bóng người ta luôn phải tác dụng lực lên quả bóng, khi thì làm bóng bắt đầu chuyển động, khi thì làm bóng chuyển động nhanh dần, chuyển động chậm dần, dừng lại, đổi hướng chuyển động. Hãy thảo luận nhóm để xác định xem: mỗi hình ứng với tác dụng nào trong 5 tác dụng kể trên của lực và tìm cụm từ thích hợp cho các vị trí (1), (2), (3), (4), (5) mô tả trong Hình 40.2.
Nén một lò xo, kéo dãn dây cao su (Hình 40.3). Mô tả sự thay đổi hình dạng của lò xo, dây cao su khi chịu lực tác dụng.
Theo em, lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật không? Nếu có, hãy cho ví dụ hoặc dùng các lực trong hình ở đầu bài để chứng minh.
Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động.
Trong các lực ở hình đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?
Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật.