Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ANH DINH

1)Vì sao buổi tối chúng ta không thể nhìn thấy nhìn thấy rõ vật và màu sắc cua vật?

2)Khi màng giác bị tổn thuơng gây ra hậu quả gì?

3)Trẻ em bị ùu bẩm sinh là do đâu?

Ai giỏi Sinh thì giúp mình 3 câu này nha càng nhiều thông tin càng tốt.Cám ơn nhiều

Phan Thùy Linh
4 tháng 3 2017 lúc 19:47

1)Vì sao buổi tối chúng ta không thể nhìn thấy nhìn thấy rõ vật và màu sắc cua vật?

Võng mạc mắt cảm nhận ánh sáng chủ yếu nhờ các tế bào hình nón (cone) và hình que (rod). Tế bào que chiếm số lượng ít hơn trong mắt nhưng rất nhạy cảm với ánh sáng. Con người sử dụng tế bào que trong võng mạc để xác định kích thước, hình dạng và độ sáng tối của vật thể. Tuy vậy, tế bào que không giúp người ta nhìn thấy màu sắc và chi tiết của vật thể, để làm được điều này, mắt cần sử dụng các tế bào nón.
Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.
3)Trẻ em bị ùu bẩm sinh là do đâu?

Một gene có tên là "NMNAT1" là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.

“NMNAT1” có thể giúp che chở các tế bào tiếp nhận ánh sáng trong võng mạc và có vai trò quan trọng đối với các tế bào thần kinh, mô tim, thận và gan trong cơ thể.

Tuy nhiên, các đột biến của “NMNAT1” có thể gây ra mù bẩm sinh .

Phương Thảo
4 tháng 3 2017 lúc 19:58

Khi màng giác bị tổn thuơng gây ra hậu quả gì?

Sẽ mất đi tính trong suốt và để lại sẹo khi lành. Chính sẹo trắng đục này trên giác mạc sẽ làm mắt nhìn không còn rõ nữa.

Nguyen Thi Mai
5 tháng 3 2017 lúc 8:59

3. Trẻ em bị mù bẩm sinh là do :

- Glôcôm bẩm sinh (còn gọi cườm nước)

- Bướu nguyên bào võng mạc

- Đục thủy tinh thể (TTT)

Nguyễn Đinh Huyền Mai
5 tháng 3 2017 lúc 9:05

1)Vì sao buổi tối chúng ta không thể nhìn thấy nhìn thấy rõ vật và màu sắc của vật?

Võng mạc mắt cảm nhận ánh sáng chủ yếu nhờ các tế bào hình nón (cone) và hình que (rod). Tế bào que chiếm số lượng ít hơn trong mắt nhưng rất nhạy cảm với ánh sáng. Con người sử dụng tế bào que trong võng mạc để xác định kích thước, hình dạng và độ sáng tối của vật thể. Tuy vậy, tế bào que không giúp người ta nhìn thấy màu sắc và chi tiết của vật thể, để làm được điều này, mắt cần sử dụng các tế bào nón.

Có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại lại cảm nhận được chính xác từng màu sắc khác nhau trong ba màu : Đỏ (red), xanh lá cây (Green), xanh da trời (Blue). Mỗi một màu sắc khác nhau có thể được cấu thành bởi sự kết hợp theo “liều lượng” khác nhau của ba màu cơ bản này và mắt của chúng ta sẽ cảm nhận được màu sắc đó dựa trên việc từng loại tế bào nón trong võng mạc cảm nhận chúng như thế nào.

Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.

Các bệnh liên quan tới việc phá hủy tế bào hình que thường được gây nên do việc thiếu vitamin A và sẽ dẫn tới việc không có khả năng nhìn thấy bất cứ thứ gì trong đêm tối hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.

Nguyễn Đinh Huyền Mai
5 tháng 3 2017 lúc 9:08

2)Khi màng giác bị tổn thuơng gây ra hậu quả gì?

Viêm loét giác mạc là bệnh mắt có triệu chứng giống với viêm kết mạc như nhìn mờ và cộm, xốn, chảy nước mắt và khó mở mắt khi thức dậy. Nhưng khác với viêm kết mạc bị cả hai mắt, đặc điểm của viêm loét giác mạc là thường chỉ bị ở một mắt, hiếm khi bị hai mắt một lúc.

Đối với người đang bị viêm loét giác mạc, việc tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt như kháng sinh, kháng viêm chứa corticoid có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như làm giảm khả năng đề kháng của mắt, giảm thị lực, tăng nhãn áp…

Một bệnh lý khác thường dễ bị nhầm lẫn với viêm kết mạc là viêm màng bồ đào. Đây là tình trạng viêm màng trong mắt. Viêm màng bồ đào thường cũng chỉ bị ở một mắt nhưng bệnh có đặc điểm là mắt rất đau, sợ ánh sáng, đau nhức mắt nhiều và nhìn mờ.

Viêm màng bồ đào nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bong võng mạc và có nguy cơ mù lòa.

Viêm củng mạc thường có triệu chứng đau nhức dữ dội ở mắt, kèm theo với triệu chứng đỏ mắt ở phần lòng trắng của mắt. Bệnh viêm củng mạc cũng được xếp vào nhóm các bệnh cảnh toàn thân như viêm đa khớp, các bệnh viêm mạch máu. Người bệnh cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ và điều trị để phòng các biến chứng gây giảm và mất thị lực.

Đau nhức mắt dữ dội, nhìn mờ và đỏ mắt chính là những triệu chứng điển hình của bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đau nhức nửa đầu bên mắt bị đau.

Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp (cườm nước) có thể làm tổn hại đến thần kinh thị giác, gây đau đớn và thậm chí mù lòa.

Trên đây là 4 bệnh lý mắt có những triệu chứng giống và thường bị nhầm tưởng là đau mắt đỏ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đang bị viêm kết mạc, sự chủ quan và thói quen tự ý sử dụng thuốc điều trị cũng gây ảnh hưởng xấu đến thị lực.

Do đó, khi phát hiện những triệu chứng như mắt đỏ, sưng hay bất kỳ những dấu hiệu bất thường khác như nhìn mờ, sợ ánh sáng...bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra mắt tại các chuyên khoa để tìm nguyên nhân chính xác và được điều trị hợp lý.

Nguyễn Đinh Huyền Mai
5 tháng 3 2017 lúc 9:12

3)Trẻ em bị mù bẩm sinh là do đâu?

-Glôcôm bẩm sinh

-Bướu nguyên màng võng mạc

-Đục thủy tinh thể

Nguyễn Việt Hùng
5 tháng 3 2017 lúc 15:25

1)Vì sao buổi tối chúng ta không thể nhìn thấy nhìn thấy rõ vật và màu sắc cua vật?

Võng mạc mắt cảm nhận ánh sáng chủ yếu nhờ các tế bào hình nón (cone) và hình que (rod). Tế bào que chiếm số lượng ít hơn trong mắt nhưng rất nhạy cảm với ánh sáng. Con người sử dụng tế bào que trong võng mạc để xác định kích thước, hình dạng và độ sáng tối của vật thể. Tuy vậy, tế bào que không giúp người ta nhìn thấy màu sắc và chi tiết của vật thể, để làm được điều này, mắt cần sử dụng các tế bào nón.

Có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại lại cảm nhận được chính xác từng màu sắc khác nhau trong ba màu : Đỏ (red), xanh lá cây (Green), xanh da trời (Blue). Mỗi một màu sắc khác nhau có thể được cấu thành bởi sự kết hợp theo “liều lượng” khác nhau của ba màu cơ bản này và mắt của chúng ta sẽ cảm nhận được màu sắc đó dựa trên việc từng loại tế bào nón trong võng mạc cảm nhận chúng như thế nào.

Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.

3)Trẻ em bị mù bẩm sinh là do đâu?

thường gặp nhất là bệnh ROP, glôcôm bẩm sinh, đục thủy tinh thể và bướu nguyên bào võng mạc.

+Bệnh võng mạc trẻ sinh non (ROP) là bệnh mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc ở trẻ sinh non hay thiếu tháng, nhẹ cân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có nguy cơ mù vĩnh viễn cả hai mắt. Những trẻ cần khám mắt để phát hiện bệnh ROP là trẻ cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg, hoặc tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần; cân nặng lúc sinh từ 1,5-2kg nhưng bị ngạt khi sinh, nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài, có những bệnh khác kèm theo; cân nặng lúc sinh 1,5-2kg và đa thai (sinh đôi, sinh ba).

+Glôcôm bẩm sinh (còn gọi cườm nước) là bệnh có thể gây biến chứng không hồi phục như mờ mắt, mù lòa. 80% các trường hợp glôcôm bẩm sinh xảy ra ở bé trai, chỉ có 20% là ở bé gái. Có thể nhận biết bệnh glôcôm khi thấy mắt trẻ to ra hơi khác thường, mắt không trong suốt, trẻ sợ ánh sáng, nheo mắt khi ra nắng, chảy nước mắt sống. Nếu bệnh chỉ xảy ra ở một mắt, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt về màu sắc và kích thước giữa hai mắt: mắt to và màu xanh thường là mắt bệnh. Khi phát hiện các dấu hiệu này phải đưa trẻ đi khám mắt ngay.

+ đục thủy tinh thể (TTT) bẩm sinh sẽ làm ánh sáng không vào đến được võng mạc, gây mờ mắt. Tùy mức độ TTT bị đục mà thị lực bị giảm nhiều hoặc ít.

Nguyên nhân bệnh có thể do di truyền, hoặc do mẹ bị nhiễm siêu vi lúc mang thai... Trẻ có thể bị bệnh từ lúc mới sinh ra, có trẻ bị từ 3-4 tuổi. Ở trẻ nhỏ, khi đục TTT còn ít, chưa ảnh hưởng đến thị lực, chưa cần điều trị, chỉ cần khám theo dõi định kỳ. Nếu đục TTT ảnh hưởng một phần thị lực, cần điều trị với kính hoặc điều trị nhược thị. Khi đục TTT nhiều gây mờ mắt, ảnh hưởng đến việc học của trẻ, cần phải phẫu thuật.

+Bướu nguyên bào võng mạc là bệnh ung thư ở mắt, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh biểu hiện rất âm thầm và khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, gia đình nên chú ý quan sát mắt trẻ ngay sau khi chào đời và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm dù chỉ là chảy nước mắt, lé, đỏ, đau. Khám định kỳ mắt cho trẻ ít nhất mỗi năm một lần. Những biểu hiện thường thấy của bệnh bướu nguyên bào võng mạc (giai đoạn tương đối muộn) là đồng tử trắng: mắt bé sáng trắng, nhất là vào ban đêm như ánh mắt mèo; lé nhẹ cũng là dấu hiệu thường gặp; mắt đỏ, đau nhức; giảm thị lực; sưng tấy hốc mắt; lồi mắt; chảy máu trong mắt không do chấn thương. Song cũng có một số trường hợp không có biểu hiện bất thường, chỉ phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ tại trường học.


Các câu hỏi tương tự
Đặng Thị Yến Nhi-8a1
Xem chi tiết
Huỳnh Kiến Nghiệp
Xem chi tiết
T.Hien
Xem chi tiết
Tranductien21102008 Tran
Xem chi tiết
Lingg Dubaii
Xem chi tiết
Nguyễn Vy
Xem chi tiết
định phạm tuấn
Xem chi tiết
vũ thùy dung
Xem chi tiết
Ngô Phúc An
Xem chi tiết