Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Trang Thùy

1.Ứng dụng hệ vận động

2. Giải thích việc cho và nhận máu

3.Hệ tuần hoàn máu

4.Máu và môi trường trong cơ thể

lương thanh tâm
4 tháng 11 2018 lúc 10:16

2,

-Giải thích :

+ Nhóm máu O có thể truyền cho các nhóm máu: A, B, AB ( Nhóm máu O là nhóm chuyên cho.

+ Nhóm máu A có thể truyền cho các nhóm máu: A, AB.

+ Nhóm máu B có thể truyền cho các nhóm máu: B, AB.

+ Nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB, nhận được các nhóm máu: O, A, B ( Nhóm máu AB là nhóm chuyên nhận

Bình luận (0)
lương thanh tâm
4 tháng 11 2018 lúc 10:19

3,

* .KIẾN THỨC CƠ BẢN :

- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Hệ tuần hoàn hở có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn các dịch mô, máu lưu thông dưới áp lực thấp và chảy chậm.

- Hệ tuần hoàn kín có máu lưu thông trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn đơn có một vòng tuấn hoàn, máu chảy dưới áp lực trung bình.

- Hệ tuần hoàn kép có hai vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể và vòng tuần hoàn nhỏ qua phổi), máu chảy dưới áp lực cao và chảy nhanh.

- Tim hoạt động như một cái bơm hút và đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn


Bình luận (0)
lương thanh tâm
4 tháng 11 2018 lúc 10:25

4,

- Máu gồm .huyết tương. và các tế bào máu.

- Các tế bào máu gồm ....hồng cầu... bạch cầu và ..tiểu cầu..

- Khi cơ thể bị mất nhiều nước (khi bị tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi, ...) máu khó lưu thông trong mạch vì máu mất nước, đặc.

- Thành phần chủ yếu trong huyêt tương gợi ý về chức năng của nó: duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

- Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi vì máu này có chứa nhiều oxi, máu từ tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều CO2.

- Các tế bào cơ, não... của cơ thể người do nằm sâu trong cơ thể nên không thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài.

- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường bên ngoài phải gián tiếp thông qua máu, nước mô và bạch huyết.

- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
+ Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

+ Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2.

* Môi trương trong gồm máu, nước mô và mạch huyết

- Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô

- Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết

- Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.





Bình luận (0)
lương thanh tâm
4 tháng 11 2018 lúc 10:31

3,

* Giải bài tập

- Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim qua hệ thống động mạch tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu - nước mô. Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào tĩnh mạch để về tim. Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.

- Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch. Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

- Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hộ tuần hoàn kép so với hộ tuần hoàn đơn là:

+ Ở hệ tuần hoàn đơn của cá, khi máu từ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh, do vậy, máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình.

+ Ở hệ tuần hoàn kép, sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và được tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.

- Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì trong hoạt động tuần hoàn có một đoạn đường máu đi ra khỏi mạch máu tràn vào khoang cơ thể.

- Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín là vì: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (máu từ tim vào động mạch đến mao mạch đến tĩnh mạch và về tim).

- Cá xương, chim, thú là nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

Đáp án đúng là đáp án A






Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Minh Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bảo Ken
Xem chi tiết
thuy nguyen
Xem chi tiết
Xuân Trúc
Xem chi tiết
Yến linh
Xem chi tiết
Phan Quốc Trường
Xem chi tiết
Huỳnh Bảo Ngọc Trâm
Xem chi tiết