Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ni Ni

1.Trong bốn câu thơ cuối trong "Đập đá ở Côn Lôn",tác giả bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ gì?
2.Vì sao khi gặp lại mẹ,cậu bé Hồng lại vui mừng trong hạnh phúc?
3.Nguyên nhân nao khiến hai cây phong được tác giả tập trung miêu tả?
4.Qua văn bản "Hai cây phong" em hãy cho biết ai la người đã trồng hai cây phong?Người ấy có ước mơ gì?
Làm ơn giúp mik nha,mik ngu văn lắm ><

nguyen minh ngoc
5 tháng 12 2017 lúc 19:56

1)

- Khí phách vẫn là khí phách hiên ngang, khẩu khí vẫn là khẩu khí của người anh hùng, nhưng giong thơ đã chuyển sang tự bộc bạch : Tháng này bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Cái giây phút suy tư, trầm lắng hướng nội này thật đáng quý. Hai câu luận hay ở độ lắng sâu, như một lời lòng tự dặn lòng, khắc họa một vẻ đẹp khác của người chiến sĩ cách mạnh. Người chiến sĩ cách mạng không chỉ đẹp ở tư thế lẫm liệt, oai phong có màu sắc thần thoại, sử thi, mà còn đẹp một vẻ đẹp rất con người, vẻ đẹp nội tâm rất thực.

- Tác dụng của việc chuyển giọng điệu :

+ Tạo sự sâu lắng của cảm xúc, của tâm hồn.

+ Sau cái sôi động của trận giao tranh ác liệt, sau cái chát chúa của những nhát búa giáng xuống « đập tan », « đập bể », « năm bảy đống », « mấy trăm hòn », « làm cho lở núi non » người dũng sĩ dừng tay lại, có những phút suy tư. + Trận đánh vừa qua mới là hiệp đầu. Cuộc chiến đấu còn dai dẳng « tháng ngày » triền miên.

+ Tù ngục, nơi đày ải Côn Lôn «là một trường học thiên nhiên » để thử thách « chí làm trai ». Anh hùng đâu chỉ là chuyện một ngày, một trận đánh. Sự nghiệp vĩ đại cứu nước cứu dân đâu cần thứ anh hùng lửa rơm bùng lên chốc lát rồi tắt ngấm ngay.

+ Muốn xứng danh anh hùng để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại kia phải bền gan, vững chí, phải có tấm lòng sắt son, niềm tin sắt đá.

- Hai câu kết thể hiện ngay ý nghĩa sâu sắc của Phan Châu Trinh về sự nghiệp chung, về cá nhân mình, về cảnh ngộ hiện tại của bản thân.

+ Tác giả đem cái nỗi « gian nan của mình » bị án chém, án chung thân biệt xứ « đày ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về » để so sánh với sự nghiệp « vá trời » cứu dân cứu nước vĩ đại ấy thì việc cá nhân mình cũng chỉ là « việc con con ».

+ Đem cái việc « lỡ bước » của mình mà so với hùng tâm, tráng chí của « những kẻ vá trời » trong đó có chính mình, thì cũng là « việc con con ». So sánh để hiểu rõ hơn mình, hiểu rõ vị trí cá nhân mình trong sự nghiệp chung, Phan Châu Trinh trở nên lớn lao, đẹp đẽ hơn trong đức khiêm nhường của người chiến sĩ cách mạng mà vẫn giữ được vẻ đẹp lẫm liệt hiên ngang của « những kẻ vá trời ».

nguyen minh ngoc
5 tháng 12 2017 lúc 19:58

3)

Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 12 2017 lúc 20:16

1

Bốn câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày.

Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. Dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man có đến độ biến thân phận người tù như mảnh sành hòn sỏi đi chăng nữa, thì tấm lòng của người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt, vẫn không sờn lòng, không đổi chí. Hai câu thơ kết thể hiện ý chí sắt đá của người chí sĩ. “Gian nan chi kể việc cỏn con” ngầm ví sự lao động khổ sai ở nhà tù mà bọn giặc bày ra để làm cho người chí sĩ sờn lòng nản chí chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là những việc c tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt.

==> Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 12 2017 lúc 20:20

2Cậu mong muốn, nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, cậu phải xa mẹ, sống với những người mà cậu không cảm nhận được tình yêu thương từ họ.

- Một đứa trẻ, nhưng cậu biết đâu là đúng, đâu là sai.

- Luôn tin tưởng vào mẹ, dù có ai nói gì đi nữa.

=>Nhân vật Hồng chính là nhân vật gián tiếp nói lên tất cả con người Nguyên hồng trong cuộc sống thực.

Nguyễn Hải Đăng
5 tháng 12 2017 lúc 20:23

3

Nguyên nhân khiến hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì những lí do sau:

Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí rất đặc biệt: đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng, mỗi lần về quê, từ xa tôi đều đưa mắt nhìn cây phong thân thuộc đầu tiên Cây phong có dáng sinh động khác thường: giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ, lại ngả nghiêng đung đưa mời chào chúng tôi đến.

Các câu hỏi tương tự
Lê Trần Uyển Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Long
Xem chi tiết
Duyên Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Đoàn Yến
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Tấn Nhạc Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Trân
Xem chi tiết
hoàng tử sói 999
Xem chi tiết