Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Trà My

1)Trong bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ có 2 cảnh đc miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú và cảnh núi rừng hùng vĩ.Tác giả sd biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật 2 cảnh này?
2) Viết đoạn văn trình bày hình ảnh nổi bật của 2 cảnh đó

Khinh Yên
12 tháng 7 2020 lúc 18:31

1)Trong bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ có 2 cảnh đc miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú và cảnh núi rừng hùng vĩ.Tác giả sd biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật 2 cảnh này?

đoạn thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt thể hiện sự uy nghiêm, hùng dũng, đường bệ của một vị chúa tể: sơn lâm (núi rừng), sinh (sống), thảo (cỏ),... nhịp thơ đa dạng phong phú: 5/3, 6/2, 4/4,... sử dụng nhiều điệp từ: nào đâu, đâu, nay còn đâu,.... hình ảnh phong phú: tiếng gió gào ngàn, thét núi, trường ca dữ dội, sóng cuộn nhịp nhàng,....
Khinh Yên
12 tháng 7 2020 lúc 18:32

2) Viết đoạn văn trình bày hình ảnh nổi bật của 2 cảnh đó

Giữa cảnh sống tầm thường, tù túng, giả dối ở vườn bách thú, con hổ đau đáu một nỗi nhớ rừng. Bức tranh núi rừng đại ngàn hiện lên trong kí ức của chúa sơn lâm hoàn toàn đối lập với cảnh sống tầm thường, sửa sang, giả dối ở vườn bách thú. Nhà thơ thật khéo léo sử dụng phép liệt kê trong miêu tả, điệp từ "với" kết hợp động từ miêu tả hành động và thủ pháp phóng đại đã mở ra bất tận vẻ đẹp hoang vu, dữ dội, bí hiểm của chốn rừng thiêng. Tại sao con hổ lại nhớ rừng đến như vậy? Bởi đó là nơi ngự trị của chúa sơn lâm, là nơi nó được làm chủ , được thể hiện quyền uy của mình. Bút pháp tạo hình được sử dụng khéo léo đã làm nổi bật vẻ đẹp vừa mềm mại, uyển chuyển, vừa uy nghi dũng mãnh của vị chúa tể rừng xanh. Đoạn thơ với những từ ngữ giàu sức gợi đã thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ nói riêng cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung.

Khinh Yên
12 tháng 7 2020 lúc 18:33

2) Viết đoạn văn trình bày hình ảnh nổi bật của 2 cảnh đó

Khát vọng tự do là khát vọng muôn đời mà không chỉ con người mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và với một vị chúa tể rừng già thì khát vọng ấy chẳng phải càng khao khát và mãnh liệt hơn sao ? Con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật hoàn toàn bị rơi vào tư thế bị động, hoàn toàn mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn thực tại chán chường ấy, nó vẫn nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt của trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của loài hổ. Con hổ nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy.Đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình .


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Sinh Hùng
Xem chi tiết
Đặng Hiếu
Xem chi tiết
Lê Thị Hồng Phương
Xem chi tiết
HÀ TRANG NHI
Xem chi tiết
van
Xem chi tiết
phạm hương trà
Xem chi tiết
Moon Bé
Xem chi tiết
Thiên Yết
Xem chi tiết
Huy Nguyễn
Xem chi tiết