1.Trình bày và giải thích đặc điểm dân cư của khu vực Trung và Nam Mĩ.
2.So sánh địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ.
3.Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp và Canada phát triển đến trình độ cao?
4.Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
P/S: Nếu ko làm được hết thì làm từng câu thôi cũng được. HELP ME MAI KIỂM TRA RỒI!
1.* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2. Sự phân bố dân cư :
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
* Khác:
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
3. Quá trình đô thị hóa : Qúa trình đô thị hóa ở trung Mĩ và Nam Mĩ xảy ra khi kinh tế chưa phát triển, Còn ở Bắc Mĩ thì quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa
2.
*Giống nhau:địa hình đều chia 3 phần: núi trẻ phía Tây, đồng bằng ở giữa,sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến.
*Khác nhau:
- Nam Mỹ:
+Phía Đông sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin.
+Ở giữa là chuỗi đồng bằng nối liền nhau, các đồng bằng đều thấp trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phóa Nam.
+Phía Tây hệ thống Anđét đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giựa các dãy núi.
- Bắc Mỹ:
+Phía Đông: núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrado.
+Ở giữa đồng bằng trung tâm cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam.
+Phía Tây hệ thống Coocdie cao TB(3000-4000m) và đồ sộ chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mỹ.