Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.
Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.
Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.
Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.
Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.
Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.
Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.
1,
Trong truyện ” tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh, ông đã rất thành công trong việc sử dụng các nghệ thuật tinh tế, nhẹ nhàng, mà vô cùng sâu sắc kết hợp với các ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm với giọng điệu nhẹ nhang em dịu đã góp phần tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong truyện.
Vậy, chất thơ là thế nào? chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn, chất thơ được thể hiện qua những vấn đề nổi bật, đặc sắc, giàu cảm xúc. Trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên với những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn thơ ngây trong sáng, cùng tâm trạng tưng bừng, rộn rã, mơn mác, nao nức hồi hộp khi được cắp sách tới trường đã làm rung động lên những cảm xúc. Chất thơ đã toát lên từ những tình tiết sự việc dạt dào cảm xúc bằng những câu văn những hình ảnh hay và sinh động như” mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi quen, lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học, ” mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng nên thơ trong trẻo, thể hiện qua thời điểm cuối thu và hoàn cảnh lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”. Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ và cảm động của ông đốc từ gương mặt tươi cười của thầy giáo trẻ. Tất cả đều dành cho trẻ thơ những tình cảm dịu dàng trìu mến. Chất thơ còn tỏa ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực của mẹ trong truyện đã bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ qua những câu văn hay như ” mẹ nắm tay tôi”, ” các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu từ trước”. ” Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”, ” một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi”. Như vậy, hình tượng bàn tay mẹ đã được tác giả thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm để nói lên tình thương con bao la vô bờ bến của mẹ. Chất thơ còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy thú vị.
Trong truyện, tác giả đã đưa ra hình ảnh so sánh đẹp rất hay. Chất thơ được thể hiện ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm ở âm điệu tha thiết cũng góp phần diễn tả thành công cảm nghĩ của nhân vật. Chất thơ còn thể hiện ở chỗ tạo được sự đồng cảm đồng điệu của mọi người gợi cho người đọc nhớ lại về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ khi được cắp sách tới trường vào một mùa thu- mùa tựu trường.
Qua câu truyện tôi đi học giàu chất thơ, tác giả như muốn thể hiện một tâm hồn khao khát bay cao với một niềm hi vọng ước ao hoài bão lớn lao để vươn tới một chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón trẻ thơ.
2,
Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương, kính trọng mẹ. Cuối cùng, sau bao tháng ngày chờ mong, khát khao tình mẹ của chú bé cũng được đền đáp: Hồng đã được hạnh phúc với những rung động cực điểm khi ở Trong lòng mẹ. Đoạn trích như một câu chuyện cổ tích với kết thúc có hậu dành cho cậu bé có tình yêu mẹ bất diệt.
Chú bé Hồng − nhân vật chính của tập hồi kí Những ngày thơ ấu − những ghi chép chân thực và đầy cảm xúc về tuổi thơ cay đắng, bất hạnh của chính nhà văn Nguyên Hồng − lớn lên trong một gia đình sa sút. Em có một quãng đời thơ bé không tình cha, thiếu vắng tình mẹ, bị hắt hủi, ghẻ lạnh khi sống giữa gia đình người họ hàng bên nội giàu có nhưng cay nghiệt và độc địa. Hoàn cảnh đáng thương ấy của Hồng dễ khiến nhiều độc giả nhạy cảm ít nhiều xót xa, rung động.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc mẹ mà bà cô cố ý gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ, non nớt của Hồng, em vẫn luôn thương yêu và mong nhớ mẹ vô cùng. Em cố ghìm nén những giọt nước mắt chua chát khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, gièm pha xấu xa, cay độc về mẹ từ bà cô.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ em phải bỏ con mà đi tha hương cầu thực. Em đã khóc vì thương mẹ bị người đời − mà không ai khác chính là những người họ hàng cùng máu mủ, ruột thịt − lăng nhục, đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đày đọa, trói buộc mẹ em. Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người tâm địa xấu xa, những cổ tục đáng phê phán và loại bỏ.
Chính tình thương mẹ làm em phải trở nên già dặn trước tuổi, phải gồng mình để trở nên mạnh mẽ trước những lời lẽ đau đớn như dao đâm, những tâm địa tanh bẩn, những định kiến cay nghiệt… hướng vào mẹ em. Nguyên Hồng viết lên những điều đó là để thương cho bé Hồng và cũng là để xót xa cho những người phụ nữ đáng thương như mẹ của Hồng?
Thương cho hoàn cảnh bất hạnh của Hồng, ta lại càng thêm trân trọng, khâm phục tình yêu thương mãnh liệt em dành trọn vẹn cho mẹ. Tình cảm thiêng liêng đó ở Hồng được biểu hiện vô cùng xúc động trong lần gặp mẹ. Ngay từ khi tiếng gọi mẹ bối rối nhưng chất chứa biết bao khao khát mong chờ được gặp mẹ của Hồng bật ra, có biết bao trái tim đồng điệu cũng chung những nhịp đập thồn thức, những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại trong khoảnh khắc hạnh phúc vô bờ.
Rồi giây phút được mẹ đưa đôi bàn tay dịu hiền vuốt ve, ôm ấp, vỗ về, Hồng say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu, những rung động tột cùng của cảm xúc khi được ngồi trong lòng mẹ. Em đã oà khóc vì hạnh phúc, vì cả những tủi hờn, cay đắng, những uất ức dồn nén được giải toả. Niềm hạnh phúc ấy của Hồng không chỉ là khao khát của riêng mình em; đó là mong muốn, là ước mơ, là khát khao của mọi đứa trẻ trên cõi đời này. Những rung động cực điểm của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là vẹn nguyên bất chấp tất cả thời gian xa cách và sự ngăn cản của lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ thật đẹp đẽ, thiêng liêng và xúc động. Nguyên Hồng đã mang đến cho chúng ta một thế giới tâm hồn, tình cảm thật phong phú với tất cả những rung động vi diệu nhất của cảm xúc. Với giá trị tinh thần lấp lánh ánh sáng nhân đạo của tình người, thế giới ấy luôn hướng chúng ta đến những giá trị chân – thiện – mĩ để chúng ta sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành và cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử.
3,Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.
Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.
Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.
Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.
Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.
Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.
Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.