Hướng dẫn soạn bài Quê hương - Tế Hanh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

1.Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?

2.Phân tích các câu thơ sau:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

-Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Lời nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

3.Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông?

4.Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?

Đặng Anh Thư
6 tháng 5 2017 lúc 22:05

Câu hỏi 1. Phân tích cảnh dán chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 dến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sông làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?

Hai câu thơ đầu chi có ý nghĩa thông tin, tác giả giới thiệu khái quát về làng què cùa mình, cách giới thiệu giản dị, tự nhiên :

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách hiển nửa ngày sông.

Từ câu 3 trở đi là những câu thơ miêu tả cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến.

Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu tiếp theo.

Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển : bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rở. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng đi thuyền đi đánh cá.

Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mảnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh; một loạt từ ngữ diễn tả thế băng tới của con thuyền : hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế đầy ấn tượng, một vẻ đẹp hùng tráng của chuyến ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang.

Bốn câu thơ trên là hình ảnh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.

Hai câu thơ sau miêu tả cánh buồm :

Cánh huồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng hao la thâu góp gió.

Câu hỏi 2. Phân tích các câu thơ sau :

Cánh buồm giương to như mảnh hổn làng

Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...

Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở câu này có hiêu quả nghệ thuật như thế nào?

trả lời:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Một vật cụ thể, hữu hình là “cánh buồm” được so sánh với cái trừu tượng, vô hình là “mảnh hồn làng”. Đây là một sự so sánh độc đáo và bất ngờ. Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc, gần gũi bỗng trở nên thiêng liêng và thơ mộng. Biện pháp so sánh đã không làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi được vẻ đẹp bay bổng, ý nghĩa lớn lao. Cánh buồm còn được nhân cách hóa “Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...”. Cánh buồm cô vươn cao hơn, căng mình ra đón gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Cánh buồm trở thành biểu tượng của làng chài. Những người con làng chài tự hào vể cánh buồm, về làng quê thân yêu của mình.

- Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Câu thơ đầu là một câu tả thực làm nổi bật nét ngoại hình tiêu biểu của những người dân chài. Những ngư dân này hằng ngày lao động trên mặt biển, dưới cái nắng chói chang nên ai cũng có “làn da ngăm rám nắng”. Câu thơ thứ hai đầy sáng tạo, độc đáo và gợi cảm. Cái mơ hồ, vô hình “nồng thở vị xa xăm” được thể hiện trong cái “thân hình” hữu hình, cụ thể. Câu thơ vừa miêu tả được vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của những người dân làng chài, vừa thể hiện được tình cảm của tác giả với biển cả mặn mòi, khoáng đạt, đầy nghía tình. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lăng mạn và trở nên có tám vóc phi thường.

Câu hỏi 3. Hày nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyên ra khơi và những thùn hình vạm vỡ của những người dân chài...

Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thẩn, độc đáo như vậy.

Câu hỏi 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật ? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức biểu cảm, tự sự hay trữ tình ?

- Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ là hình ảnh thơ phong phú và nhiều sáng tạo. Nhiều câu thơ cảnh vật, con người được miêu tả chân xác, cụ thể và sinh động (Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng...), nhưng cũng có những câu thơ hình ảnh bay bổng, lãng mạn và rất có hồn (Cả thân hình nồng thở vị xa xăm...).

- Mặc dù số câu thơ trong bài thơ phẩn lớn là miêu tả nhưng đây là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt là biểu cảm. Hệ thống hình ảnh miêu tả chỉ là sự tái hiện phong cảnh, cuộc sống và người dân chùi què hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình (nhà thơ). Những câu thơ thấm đậm cảm xúc chủ quan của tác giả

Saiyan God
6 tháng 5 2018 lúc 20:29

shit


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
/happdanh Danhkisayhello
Xem chi tiết
Hoàng Trương
Xem chi tiết
Đặng Linh
Xem chi tiết
•Cún• Channel
Xem chi tiết
Bùi Bá Phong
Xem chi tiết
Phan
Xem chi tiết
•Cún• Channel
Xem chi tiết