Trong thiên nhiên, glucozơ có mặt ở hầu hết các bộ phận của của cơ thể thực vật như: rễ, lá, hoa,... và nhất là trong quả chín, đặc biệt là quả nho chín. Ngày nay các hộ gia đình thường lên men nho thành một loại đồ uống gọi là rượu nho hay rượu vang nho. Rượu nho có thể sử dụng uống hàng ngày (lượng vừa phải) rất tốt cho sức khỏe. Cách làm rượu nho truyền thống với qui trình chế biến và lên men thủ công từ các quả nho chín như...
Đọc tiếp
Trong thiên nhiên, glucozơ có mặt ở hầu hết các bộ phận của của cơ thể thực vật như: rễ, lá, hoa,... và nhất là trong quả chín, đặc biệt là quả nho chín. Ngày nay các hộ gia đình thường lên men nho thành một loại đồ uống gọi là rượu nho hay rượu vang nho. Rượu nho có thể sử dụng uống hàng ngày (lượng vừa phải) rất tốt cho sức khỏe. Cách làm rượu nho truyền thống với qui trình chế biến và lên men thủ công từ các quả nho chín như sau:
Bước 1: Chọn những quả nho chín và không bị dập nát, rửa sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Bóp từng quả nho rồi cho vào thạp nguyên cả vỏ và hạt, xếp theo lớp cứ một lớp nho tới một lớp đường cho đến đầy 2/3 thạp, theo tỉ lệ 2kg nho và 1kg đường saccarozơ (goi là công thức 2:1). (có thể làm theo công thức khác nhau tùy thuộc vào độ chua của nho)
Bước 3: Bịt kín miệng thạp rồi ủ khoảng 2-3 tháng, nho sẽ lên men vi sinh một cách tự nhiên tạo thành rượu nho thơm ngon đậm đà.
Bước 4: Sau thời kì ủ, lọc bỏ phần bã, lóng cặn thu được nước rượu nho. Mẫu rượu này càng để lâu, hương vị sẽ càng nồng, lúc uống vào sẽ cảm nhận được vị ngọt, cay nồng và mùi thơm rất đặc thù.
a) Viết công thức phân tử của glucozơ, saccarozơ.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng lên men rượu từ đường nho.
c) Tại sao mẫu rượu này để được lâu ngày dù không sử dụng chất bảo quản nào? Nêu cách bảo quản rượu trên.