Chương II- Nhiệt học

Mỹ Luyến (TeoHip)

1)người ta thả 300g chì ở 100 độ C vào 250g nước ở 58,5 độ C làm cho nước nóng lên tới 60 độ C.

a) tính nhiệt lượng nước thu vào.Biết nhiệt lượng riêng của nước là 4200J/kg.K

b) tính nhiệt dung riêng của chì.

2) người ta thả miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 độ c và 2,5kg nước. nhiệt độ khi có sự cân bằng là 30 độ c

a) tính nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra. C= 380j/kg.K

b) hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ?

3) 1 vật làm kim loại có khối lượng 5kg ở 20 độ c, khi cung cấp 1 nhiệt lượng khoảng 59kj thì nhiệt độ của nó tăng lên 50 độ c. Tính nhiệt dung riêng của 1 kim loại? Kim loại đó tên là gì?

4) thả 300g đồng ở 100 độ c vào 250g nước ở 35 độ c. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt.

5) phải pha bao nhieu lít nước ở 20 độ c vào 3 lít nước ở 100 độ c để nước pha có nhiệt độ là 40 độ c.

6) 1 ấm nhôm có khối lượng là 200g chứa kg nước ở nhiệt độ 30 độ c.

a) để đun nước sôi cần 1 nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 j/kg.K và của nước 4200 j/kg.K

b) người ta thả miếng đồng nung nóng 120 độ c vào ấm nhôm chứa nước ở trên thì nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt là 40 độ c. Tính khối lượng của miếng đồng. Biết nhiệt dung riêng của đồng 380 j/kg.K, bỏ qua sự mất nhiệt ra môi trường.

7) để đun 5 lít nước thừ 20 độ c lên 40 độ c cần bao nhiêu nhiệt lượng?

trả lời và tóm tắt giúp mink luôn nha:* cảm ơn nhiều nhé

giúp trả lời nhanh giùm mình tại sắp thi rồi

nguyen thi vang
2 tháng 5 2018 lúc 13:00

Câu 1 :

Tóm tắt :

\(m_1=300g=0,3kg\)

\(t_1=100^oC\)

\(m_2=250g=0,25kg\)

\(t_2=58,5^oC\)

\(c_2=4200J/kg.K\)

\(t=60^oC\)

\(Q_{thu}=?\)

\(c_2=?\)

GIẢI :

a) Nhiệt lượng nước thu vào là :

\(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,25.4200.\left(60-58,5\right)=1575\left(J\right)\)

b) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

\(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

\(\Rightarrow c_1=\dfrac{m_2.c_2\left(t-t_2\right)}{m_1.\left(t_1-t\right)}\)

\(\Rightarrow c_1=\dfrac{0,25.4200,\left(60-58,5\right)}{0,3.\left(100-60\right)}=131,25J/kg.K\)

Vì có hap phí nhiệt lượng ra môi trường bên ngoài nên :

\(c_1=130J/kg.K\)

Bình luận (1)
nguyen thi vang
2 tháng 5 2018 lúc 13:35

Câu 7 :

Tóm tắt :

\(m=5kg\)

\(t_1=20^oC\)

\(t_2=40^oC\)

\(c=4200J/kg.K\)

\(Q=?\)

GIẢI :

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là :

\(Q=m.c.\left(t_2-t_1\right)=5.4200.\left(40-20\right)=420000\left(J\right)=420kJ\)

Vậy nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là 420kJ.

Bình luận (2)
nguyen thi vang
2 tháng 5 2018 lúc 13:25

Câu 4 :

Tóm tắt :

\(m_1=300g=0,3kg\)

\(t_1=100^oC\)

\(c_1=380J/kg.K\)

\(m_2=250g=0,25kg\)

\(t_2=35^oC\)

\(c_2=4200J/kg.K\)

\(t=?\)

GIẢI :

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

\(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

\(\Rightarrow0,3.380.\left(100-t\right)=0,25.4200.\left(t-35\right)\)

\(\Rightarrow11400-114t=1050t-36750\)

\(\Rightarrow t=\dfrac{11400+36750}{1164}\approx41,37^oC\)

Vậy nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt là 41,37oC.

Bình luận (0)
nguyen thi vang
2 tháng 5 2018 lúc 13:33

Câu 5 :

Tóm tắt :

\(t_1=20^oC\)

\(m_2=3kg\)

\(t_2=100^oC\)

\(t=40^oC\)

\(c=4200J/kg.K\)

\(m_1=?\)

GIẢI :

Theo phương trình cân bằng nhiêt ta có :

\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

\(\Rightarrow m_1.c.\left(t-t_1\right)=m_2.c.\left(t_2-t\right)\)

\(\Rightarrow m_1=\dfrac{m_2.c.\left(t_2-t\right)}{c_1.\left(t-t_1\right)}\)

\(\Rightarrow m_1=\dfrac{3.4200.\left(100-40\right)}{4200.\left(40-20\right)}=9kg\)

Lượng nước cần phải pha là 9lít.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đệ Nguyễn Văn
Xem chi tiết
ScaleZ Super
Xem chi tiết
nguyên thị thanh thùy
Xem chi tiết
Thẻo Zân
Xem chi tiết
Tường
Xem chi tiết
giang nguyễn
Xem chi tiết
Quen Sao [Shino Slimer]
Xem chi tiết
nguyễn thị minh thùy
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết