Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chuong Nguyen Duy

1.Nêu vị trí của Châu Mĩ và ý nghĩa của kênh đào pa-na-ma?nêu những dẫn chứng cho thấy châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư?

2.Nêu tóm tắt về thiên nhiên châu mĩ?

3.Nêu đặc điểm của các khu vực địa hình bắc mĩ ?Khí hậu bắc mĩ phân hóa theo những chiều nào?

4.Trình bày sự phân bố dan cư bắc mĩ.Tại sao dân cư tập trung rất thưa ở miền bắc và phía tây?Đô thị bắc mĩ có đặc điểm gì?

5.Nêu những biểu hiện chứng tỏ nền nông nghiệp bắc mĩ là nền nong nghiệp tiên tiến.những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao?

6.Nêu 1 số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của bắc mĩ và nơi phân bố?

Vũ Minh Tuấn
26 tháng 2 2020 lúc 9:46

2.

- Giới hạn, vị trí: Nằm hoàn toàn ở nữa cầu Tây.

- Trải dài từ cực Bắc đến cực Nam.

- Tiếp giáp với các đại dương

+ Bắc: Bắc Băng Dương

+ Tây: Thái Bình Dương

+Đông: Đại Tây Dương

Diện tích: 42 triệuKm2

.Bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

- Địa hình:

+ Phía Tây: Núi cao, đồ sộ, hiểm trở.

+ Ở giữa: Đồng bằng rộng lớn ( A-ma-zô).

+ Phía Đông: Sơn nguyên.

- Nơi hẹp nhất ở châu Mĩ là eo đất Pa-na-ma.

- Sông ngòi: Sông ngòi nhiều, dằy đặc, có nhiều con sông lớn như: Sông A- ma- dôn, sông Pa-ran-na, sông Mi-xi-xi-pi, sông Ô-ri-nô-cô.

- Khí hậu: có đủ các đới khí hậu vì châu Mĩ trải dài từ cực Bắc đến cực Nam và do địa hình. Khí hậu thay đổi đáng kể giữa các khu vực, khí hậu rừng thưa nhiệt đới xuất hiện ở những nơi gần Xích đạo như rừng A- ma-zôn, rừng sương mù châu Mĩ, Florida và Darien Gap.Tại dãy núi Rocky và Andes , các ngọn núi cao thường có tuyết phủ...

- Khoáng sản: Phong phú như vàng, than, đồng, chì...

Thảm thực vật

- Thảm thực vật chính gồm: Rừng lá rộng, rừng rậm nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới, rừng lá kim, đài nguyên, xavan, thảo nguyên.

3.

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa: - Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
4.

- Dưới 1 người/km2 Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa -

Từ 1 - 10 người/km2 Hệ thống Coóc-đi-e -

Từ 11 - 50 người/km2 Dải dồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương

- Từ 51 - 100 người/km2 Phía đông Mi-xi-xi-pi

- Trên 100 người/km2 Dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì

Tại vì: - Khu vực miền bắc có khí hậu rất lạnh, nhiều nơi đất bị đóng băng.
- Khu vực phía tây là vùng núi Coóc-đi-e cao và hiểm trở, do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn,
6.

- phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì: Lúa mì

- phía nam Hoa Kì: Ngô, bò sữa, lợn

- ven vịnh Mê-hi-cô: Cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía, cà phê, dừa...), cây ăn quả

- vùng núi và cao nguyên phía Tây Hoa Kì: chăn nuôi gia súc

- ven biển Tây nam Hoa Kì trồng cam, chanh, nho

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
26 tháng 2 2020 lúc 9:48

Câu 6:

Ở vùng cận nhiệt đới gió mùa (Đông Trung Quốc và Đông Nam Hoa Kì) có nguồn nhiệt ẩm phong phú, trồng được nhiều lúa nước, đậu tương, bông, các loại quả (cam, quýt, đào, mận...).
Ở vùng khí hậu địa trung hải, nhất là ven Địa Trung Hải thuộc Nam Âu và ti- Phi. nổi tiếng về các loại nho và rượu vang. Những nơi này cũng trồng nhiều chanh, ôliu...
Ở vùng ôn đới hải dương khí hậu ôn hoà, trên các đồng bằng thường trồng lúa mì củ cải đường, rau và nhiều loại hoa quả, trên các vùng núi có đồng cỏ tươi chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
Vào sâu nội địa là vùng ôn đới lục địa, khí hậu nóng hơn về mùa hạ và lạnh về mùa đông. Các vĩ độ trung bình là vùng trồng lúa mì chủ yếu của thế giới. Ở những nơi khô hơn, trồng đại mạch. Trên các thảo nguyên có đất đen màu mỡ, người ta trồng lúa mì, khoai tây, ngô và chăn nuôi bò, ngựa, lợn.
ở các vùng hoang mạc ôn đới, chủ yếu chăn nuôi cừu.
- Trên các vĩ độ cao hơn là vùng ôn đới lạnh, nông nghiệp kém phát triển, chủ yếu trồng khoai tây, lúa mạch đen... và chăn nuôi hươu Bắc cực.

*Tham khảo
Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
26 tháng 2 2020 lúc 9:53

Câu 1:

* Vị trí địa lí:

-Châu Mĩ rộng 42 triệu ki-lô-mét vuông. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

-Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.

-Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, Phía Tây giáp Thái Bình Dương còn phía Đông giáp với Đại Tây Dương.

-Lãnh thổ chia là hai lục địa :

+ Bắc Mĩ

+ Trung và Nam Mĩ.

-Kênh đào Panama giúp cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

-Chủng tộc ở châu Mĩ rất đa dạng,đều là do các chủng tộc từ châu Á,Âu,Phi đến nên đây là vùng đất cho dân nhập cư.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Như Huỳnh
Xem chi tiết
Diễm Trần Thị
Xem chi tiết
Nguyên Võ
Xem chi tiết
Yến Ni
Xem chi tiết
nguyen viet minh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Phương Nhi
Xem chi tiết
38. Lê Phú Vinh 7A6
Xem chi tiết
Huynh Nay
Xem chi tiết
Mạn Nhi
Xem chi tiết