Chương I- Cơ học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Võ Thanh Ngân

1.một quả cầu nhôm ở nhiệt độ 100độC thả vào cốc nước, nước có khối lượng 0,47 kg ở 20độC. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 25độC.Tính khối lượng của quả cầu. Bỏ qua sự thu nhiệt của cốc và môi trường xung quanh.

2. Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, 1 học sinh thả 1 miếng chì 300g được nung nóng tới 100độC vào 0,25l nước ở 58,5độC làm cho nước nóng lên đến 60độC

a. Tính nhiệt lượng mà nước thu được

b. Tính nhiệt dung riêng của chì

c. Tại sao kết quả tính chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng của 1 số chất?

Hải Đăng
9 tháng 4 2018 lúc 20:46

Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì,một học sinh thả một miếng chì 310g,được nung nóng 100 độ C vào 0.25 lít nước ở 58.5 độ C,Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 60 độ C,Tính nhiệt lượng nước thu vào,Tính nhiệt dung riêng của chì,Tại sao kết quả tính chỉ gần đúng với giá trị ở bảng nhiệt dung riêng,Vật lý Lớp 8,bài tập Vật lý Lớp 8,giải bài tập Vật lý Lớp 8,Vật lý,Lớp 8

Kayoko
9 tháng 4 2018 lúc 20:12

1. Nhớ tự tóm tắt trước khi giải a ~

Gọi m1 là khối lượng của quả cầu

Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra là:

Q1 = m1c1(to1 - to2) = m1 . 880 . (100 - 25) = 66000m1

Nhiệt lượng nước thu vào là:

Q2 = m2c2(to2 - to3) = 0,47 . 4200 . (25 - 20) = 9870 (J)

Vì nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên ta có:

Q1 = Q2 => 66000m1 = 9870 => \(m_1=\dfrac{329}{2200}\left(kg\right)\)

Vậy...

Ái Nữ
9 tháng 4 2018 lúc 20:14

bài 1: tóm tắt:

\(m_1=0,47kg\)

\(t_1=100^0C\)

\(t_2=20^0C\)

\(t=25^0C\)

\(c_1=880J\)/kg.K

\(c_2=4200J\)/kg.K

Giải:

Nhiệt lượng của quả cầu nhôm là:

\(Q_1=m_1.c_1\left(t_1-t\right)=0,47.880.\left(100-25\right)=31020\) J

Nhiệt lượng của nước là:

\(Q_2=m_2.c_2\left(t-t_2\right)\)

Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào là:

\(Q_2=Q_1\)

Nên \(m_2.c_2\left(t-t_2\right)=31020J\)

\(m_2=\dfrac{31020}{4200.\left(25-20\right)}=1\) kg

Vậy:.....................................

nguyen thi vang
9 tháng 4 2018 lúc 20:15

Câu 1 :

Tóm tắt :

\(t_1=100^oC\)

\(c_1=880J/kg.K\)

\(m_2=0,47kg\)

\(t_2=20^oC\)

\(t=25^oC\)

\(c_2=4200J/kg.K\)

\(m_1=?\)

GIẢI :

Nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 100oC xuống 25oC là :

\(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_1.880.\left(100-25\right)\)

Nhiệt lượng của nước thu vào khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 25oC là :

\(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=0,47.4200.\left(25-20\right)=9870\left(J\right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

\(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

\(\Rightarrow m_1.880.\left(100-25\right)=9870\)

\(\Rightarrow m_1.66000=9870\)

\(\Rightarrow m_1\approx0,15kg\)

Vậy khối lượng của quả cầu nhôm là 0,15kg.

Kayoko
9 tháng 4 2018 lúc 20:27

0,25l = 2,5 . 10-4 m3

Khối lượng cả nước là:

m2 = DV = 1000 . 2,5 . 10-4 = 0,25 (kg)

Nhiệt lượng nước thu vào là:

Q2 = m2c2(to2 - to3) = 0,25 . 4200 . (60 - 58,5) = 1575 (J)

Vậy...

b) 300g = 0,3kg

Vì nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng chì tỏa ra nên ta có: Q1 = Q2 = 1575 (J)

Nhiệt dung riêng của chì là:

\(c_1=\dfrac{Q_1}{m_1\left(t^o_1-t^o_2\right)}=\dfrac{1575}{0,3\left(100-60\right)}=131,25\left(J/kg.K\right)\)

Vậy...

c) Kết quả chỉ tính gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng của một số chất bởi vì giá trị ở bảng đó được lấy giá trị trung bình của chì

Aizza ~ K bik câu c có đúng hay k đâu nha ~


Các câu hỏi tương tự
Anh Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Lê
Xem chi tiết
NCHSOSAD
Xem chi tiết
Nhan Nhược Nhi
Xem chi tiết
binh quảng
Xem chi tiết
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Tống Thúy Hằng
Xem chi tiết
thảo trầng
Xem chi tiết
Truong Vu Xuan
Xem chi tiết