Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Nguyễn Hà Thiên Kim

1/Em hãy so sánh tình hình kinh tế thời Lê Sơ và thời Lý-Trần

2/Trình bày sự phat triển phong phú của các loại hình nghệ thuật của nước ta ở thế kỉ 16 và thế kỉ 18

3/Nhận xét những tiến bộ trong bộ luật Hồng Đức

4/Nêu tích chất và quy mô của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài vào thế kỉ 18

Giup1 mk với mk đang cần rất gấp !!!

TFboys
14 tháng 3 2017 lúc 15:58

1/

a/ Nông nghiệp _ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố. _ khác nhau: + Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế + Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều b/ Thủ công nghiệp _ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển _ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác ) c/ Thương nghiệp _ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển _ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp
Bình luận (0)
TFboys
14 tháng 3 2017 lúc 16:00

2/

Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.

Bình luận (0)
TFboys
14 tháng 3 2017 lúc 16:06

4/

-Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

-Cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
14 tháng 3 2017 lúc 17:55

1.

a/ Nông nghiệp _ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố. _ khác nhau: + Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế + Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều b/ Thủ công nghiệp _ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển _ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác ) c/ Thương nghiệp _ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển _ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
14 tháng 3 2017 lúc 17:55

2.

Ở các thế kỉ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển với các công trình có giá trị như chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên - Huế), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây)...; xuất hiện một số tượng nhân vật (vua, chúa...), tranh vẽ chân dung.

Cùng với văn học dân gian, một trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành.

Trên các vì, kèo ở những ngôi đình làng, các nghệ nhân đã khắc lên những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật, nô đùa, hát xướng v.v... Trình độ nghệ thuật tuy đơn giản nhưng phán ánh được cuộc sống của người dân thường.

Nghệ thuật sân khấu phát triển cả ở Đàng Ngoài, Đàng Trong. Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo. Bên cạnh đó, phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hát giặm, hò, vè, lí, si, lượn v.v...

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
14 tháng 3 2017 lúc 17:56

3.Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
14 tháng 3 2017 lúc 17:57

4.các phong trào khởi nghĩa nông dân ở đang ngoài nổ ra lẻ tẻ, không tập trung được lực lượng mạnh nên tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đã làm cho chính quyền hong kiến họ Trịnh sớm bị sụp đổ, tạo cơ hội cho những cuộc khởi nghĩa lớn nỗi dậy, nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Lộc Khánh Vi
14 tháng 3 2017 lúc 18:11

1/So sánh tình hình kinh tế thời Lê Sơ với thời Lý Trần:

*Về Nông nghiệp.

* Giống nhau:

-Đều được phục hồi và phát triển.

-Đặt ra các chức quan Hà Đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê.

* Khác nhau:

- Thời Lê Sơ còn cử 25 vạn lính về làm ruộng sau chiến tranh còn 10 vạn thì thay nhau về sản xuất.

-Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

-Đặt thêm chức quan : Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ

-Định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi gọi là phép quân điền.

-Thời Lý -Trần thì đẩy mạnh công cuộc khẩn khoan, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lut, nạo vét kênh

-Bỏa về sức kéo cho nông nghiệp.

* Về thủ công nghiệp:

-giống nhau;

+ Các nghề thủ công chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điên.

-Khác nhau:

Thời Trần-Lý:

+ Còn có các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc,... được mở rộng.

+ Có những công trình do bàn tay người thợ tự làm rất nổi tiếng như ở Quy Điền, Tháp báo thiên,..

Thời Lê Sơ:

+ Nhiều làng thủ công nổi tiếng chuyên nghiệp. Thăng Long là nơi tập trung nhiều nghành công nghiệp nhất.

+ Có các xưởng may do nhà nước quản lí gọi là Cục Bách Tác, chuyên sản xuất đề dùng cho nhà vua.

* Về thương nghiệp:

-Giống nhau: Việc buôn bán trao đổi mở mang, trính quyền cho lập chơ họp chợ để nhân dân đến trao đổi.Việc buôn bán với các nước khác được duy trì.

-Khác nhau:

Thời Lý-Trần:

+ Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất.

Thời Lê Sơ:

+ Còn có thuyền bè của các nước láng giềng

+ Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng hóa được ưa chuộng nhất

Bình luận (0)
Trần Hoàng Long
14 tháng 3 2017 lúc 18:42

truong nguyen tri phuong phai ko

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Kim Ngân
Xem chi tiết
Nhungg Bốngg
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hà Trang Dương Thị
Xem chi tiết
Phương Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
thanh dat nguyen
Xem chi tiết
makhanhviet
Xem chi tiết
Hứa Phương Linh
Xem chi tiết