Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
do van duy

1.Đọc đoạn trích

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then,đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

2.Nội dung đoạn trích

3.Nghệ thuật đoạn trích?Tác dụng của từng NT?

4.Điểm gặp gỡ và khác biệt hình ảnh người lính qua 2 văn bản"Đồng chí" và "Bài thơ tiểu đội xe ko kính"

5.Nêu 2 tình huống thể hiện tình cảm cha con sâu sắc trong "Chiếc lược ngà"

6.Tác dụng của tình huống khi ông hai nghe tin làng chợ dầu theo Tây

7.Viết đoạn văn cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên

8.Từ vẻ đẹp a thanh niên ,em hãy nêu suy nghĩ của bản thân đối vs đất nuóc

Ngô Thị Hương Giang
10 tháng 12 2018 lúc 12:34

1. Đọc đoạn trích
2. Nội dung đoạn trích : Miêu tả cảnh chiều tối trên biển , cùng với hình ảnh đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi
3. Nghệ thuật :
- So sánh : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
=> Làm nổi bật lên vẻ đẹp rực sáng của mặt trời lúc hoàng hôn
- Nhân hóa : Sóng đã cài then đêm sập cửa
=> Làm câu thơ thêm gợi hình gợi cảm, giúp người đọc hình dung ra cảm sóng biển , đêm một cách chân thực, sinh động
- Từ " lại " trong câu 3 nhấn mạnh sự liên tục, tức muốn nói việc đoàn thuyền đánh cá ra khơi là điều thường xuyên
4. * Điểm gặp gỡ :
- Trong văn bản " Đồng chí " và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " , những người lính đều gặp nhau trên chiến trường - nơi mưa bom bão đạn , cùng chung ý chí bảo vệ hòa bình đất nước
* Khác biệt
- Trong văn bản " Đồng chí " , họ nảy sinh tình cảm do chung cội nguồn, hoàn cảnh " quê anh nước mặn đồng chua " " làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá "
- Trong văn bản " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " . những người lính gặp nhau ngay trên chiến trường , họ " bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi "
5. Hai tình huống đó là :
- Khi ông Sáu về , bé Thư thờ ơ, lạnh nhạt , không gọi ông Sáu là ba
- Khi ông Sáu chia tay để trở về mặt trận, bé gọi " ba " và không cho ba đi
6. Tác dụng : Là tiền đề làm sáng tỏ cho lòng yêu nước của ông Hai, tình huống truyện éo le, gay cấn
7. Sau khi học xong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc khó quên. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”Dù cho công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay.Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu,hy sinh lớn lao và thầm lặng?Những con người cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu .
8.Nhiều nhà thơ, nhà văn đã lấy tuổi trẻ, lấy thanh niên để làm đề tài cho bài văn, bài thơ của mình.Và đặc biệt là anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long.Ngày trước, đã có biết bao anh hùng vì đất nước tổ quốc Việt Nam mà không quản ngại khó khăn, xả thân mình vì độc lập tự do của nước nhà. Đặc biệt có những anh hùng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào để giúp đất nước phát triển thịnh vượng như các bị tiền bối ngày xưa ??? Để giúp nước nhà phát triển, đầu tiên chúng ta cần ra sức học tập thật chăm chỉ để có kiến thức thật vững vàng. Thứ hai, các bạn trẻ phải có hướng đi thật đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình để có thể phục dựng cho nước nhà theo hướng tốt nhất phù hợp với năng lực của mình. Và hơn nữa, các bạn còn cần phải ràn luyện thêt lực để có thể cống hiến trong trong trong bất cứ khi nào. Nói chung, việc giúp đỡ, cống hiến, cho nước nhà luôn là việc cần thiết nhất ở mỗi thời đại.