Bài 35 : Khái quát Châu Mĩ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Dương Chiến

1)diện tích của Châu Mĩ là bao nhiêu? So sánh với Châu Phi

2)lãnh thổ Châu Mĩ phần lục địa trải dài từ đâu đến đâu

3)Châu Mĩ gồm mấy Đại Lục

4)cho biết người dân bản địa Châu Mĩ thuộc chủng tộc nào ? Nêu các luồng nhập cư vào Châu Mĩ?các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ

5)từ tây sang đông địa hình bắc mĩ có thể chia thành mấy miền? Xác định các miền

6)dựa vào vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ và hình 36.3 SGK cho biết bắc mĩ có những kiểu khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất

6)tại sao khí hậu Bắc Mĩ lại phân hóa theo chiều Bắc Nam

7) dựa vào hình 36.2 và 36.3 hãy cho biết sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía đông và phía tây kinh tuyến 100° T thể hiện như thế nào ?giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần đông và phần tây

8)ngoài 2 sự phân hóa khí hậu trên còn có sự phân hóa khí hậu gì ?thể hiện rõ nét ở đâu ?

Giúp mình với nhé thanks 😘😘👍👍😍😍

Trịnh Long
12 tháng 3 2020 lúc 8:44

Câu 1:

Một lãnh thổ rộng lớn.Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới.Diện tích châu Mỹ lớn hơn châu Phi(31 triệu km2)

Câu 2:

Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến cận cực Nam ( 71o57' B đến 53o 54' N )

Câu 3:

Châu Mĩ gồm hai lục địa:Bắc Mỹ;Trung và Nam Mỹ.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
12 tháng 3 2020 lúc 8:49

Câu 4:

Luồng nhập cư : Ơ-rô-pê-ô-it , môn-gô-lô-it, nê-gro-it

Trước thế kỉ XV: ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it, đó là người E-xki-mô và người Anh-điêng.

- Thế kỉ XV đến nay: ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-it (bản địa), người ơ-rô-pê-ô-it (các dân tộc ở châu Âu), người Nê-grô-it (nô lệ da đen bị cưững bức đến từ châu Phi) và người Môn-gô-lô-it nhập cư sau này (người Trung Quốc, Nhật Bản,...).

- Ngoài ra, sự hòa huyết giữa các chủng tộc đã hình thành nhóm người lai ở châu Mĩ.

Câu 5:

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

a) Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên :hế giới. Miền núi này chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung binh 3000m - 4000m, gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.
b) Miền đồng bằng ở giữa
Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ. cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa.

Trong miền đồng bằng có nhiều hồ rộng như hệ thống Hồ Lớn ở phía bắc và nhiều sông dài như hệ thống sông Mit-xu-ri - Mi-xi-xi-pi.
c) Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông
Phía đông của Bắc Mĩ gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa và dãy núi A-pa-lat trên đất Hoa Ki. chạy theo hướng đông bắc - tây nam.
A-pa-lat là dãy núi cổ, tương đối thấp, chứa nhiều than và sắt. Phần bắc A-pa-lat chi cao 400m - 500m. Phần nam A-pa-lat cao 1000m - 1500m.

Câu 6:

- Khí hậu Bắc Mĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa hai miền địa hình núi già phía Đông và núi trẻ phía Tây.
+ Hệ thống Cooc-đi-e phía Tây như bức tường thành chắn gió Tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữa miền ven biển phía Tây – sườn đón gió có mưa nhiều, sườn Đông và cao nguyên nội địa ít mưa.
+ Dãy A-pa-lat ở phía Đông thấp hẹp nên ảnh hưởng của Đại Tây Dương đối với lục địa Bắc Mĩ vào sâu hơn.
+ Miền đồng bằng trung tâm cấu trúc như một lòng máng khổng lồ tạo nên một hành lang cho các khối khí lạnh từ Bắc Băng Dương tràn sâu xuống phía Nam, các khối khí nóng từ phía Nam tràn lên dễ dàng gây sự nhiễu loạn thời tiết trong toàn miền đặc biệt là gió xoáy, lốc, vòi rồng…

Khách vãng lai đã xóa