Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đinh Quỳnh Hương Giang

1.Cho biết sau khi chủ động tiến công vào đất Tống, Lý Thường Kiệt rút quân nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ra sao

2.Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống tại phòng tuyến Như Nguyệt theo lược đồ. Nêu kết quả, ý nghĩa lịch sử

3.Cho biết nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt từ năm 1075 đến năm 1077

Huỳnh Thị Thanh Kim
4 tháng 1 2017 lúc 12:55

Câu số 1

Nhà Tống muốn bành trướng thế lực và giải quyết khó khăn tài chánh ,xã hội trong nước .

- Nhà Tống cấm buôn bán ở biên giới , dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ,xúi Chămpa đánh lên phía nam, nhằm làm suy giảm lực lượng của nhà Lý.

- Nhà Lý cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến; tăng cường lực lượng quốc phòng .

- Để ổn định phía nam, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chămpa

Diễn biến

Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận trung tuần tháng 11 mới tới được triều đình Biện Kinh của Tống tức gần tháng rưỡi. Nhưng người Tống mới chỉ nghĩ là những việc cướp nhỏ mà thôi, Tống Thần Tông còn bảo Lưu Di kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những người có nhà bị cướp và bị đốt.

Tháng 10 năm 1075 Thường Kiệt tập trung thủy quân Đại Việt ở Đồ Sơn (vịnh Hạ Long) theo lối sau các núi đá mà tiến vào Khâm Châu; còn đi đánh Ung Châu (Nam Ninh) lục quân của quân Lý cũng chia nhiều đường:

Từ Quảng Nguyên theo bờ sông Tả tiến đánh trại Thái Bình. Từ hai châu Tô, Mậu vượt núi qua Lộc Châu, Cổ Vạn, Tư Lăng, Thượng Tứ. Từ châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và trại Vĩnh Bình.

Về mặt địa lý thì các vùng về phía Tây Bắc biên giới hai nước lúc này chưa định rõ, các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu ngày nay cũng không phải đất của nhà Lý, cũng không thuộc triều Tống. Biên giới mà Tống-Lý trực tiếp giao nhau là Ung Châu gồm các trại Thiên Long, Cổ Vạn tiếp giáp Vĩnh An, Tô Mậu (Quảng Ninh); trại Vĩnh Bình tiếp một phần Quang Lang (Lạng Sơn, Lạng Châu) và một phần Quảng Nguyên (Cao Bằng); các trại Thái Bình và Hoành Sơn tiếp Quảng Nguyên. Khâm Châu sát trại Thiên Long và tiếp Vĩnh An của nhà Lý ở cửa Để Trạo.

Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên Ung Châu. Đề phòng người Tống xâm nhập vào đất Việt, quân Đại Việt cũng chia ra đóng ở nhiều căn cứ theo dọc đường biên giới. Đại khái quân hạ du của Lý đóng ở Vĩnh An và thượng du thì theo dọc biên thùy từ các châu Quảng Nguyên, Quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại Việt có từ 8 đến 10 vạn.

Câu số 2

* Chuẩn bị :
- Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Cho quân mai phục ở biên giới.
+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100 km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.
Diễn biến:
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
- Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.

Câu số 3

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Hết rồileuleu

Ý
28 tháng 12 2017 lúc 21:34

Câu số 2:

-Diễn biến:

+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân đánh vào đất Tống.

+ Lý Thường Kiệt cho yết bản nói rõ cuộc tiến công để tự vệ.

- Kết quả:

+ Sau 42 ngày đêm, ta hạ thành Ung Châu, tướng giặc tự tử.

+ Lý Thường Kiệt chủ động rút quân về nước, xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Làm thay đổi kế hoạch xâm lược của nhà Tống và làm chậm lại bước tiến quân xâm lược của nhà Tống.

Boy Lạnh Lùng
6 tháng 1 2017 lúc 15:02

Câu 1:

-Sau khi rút quân về nước , Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng .Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt-Tống đã cho quân mai phục ở những vị trí chiến lược quan trọng.Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng thủy binh đóng ở Đông Khê do tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy.Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy.

Lê Thị Thùy Dung
12 tháng 1 2017 lúc 12:23

câu 3: nét đặc biệt

-Đưa ra chủ trương: Tấn công trước để tự vệ \(\rightarrow\)giảm thế mạnh của giặc

-lui quân để bảo toàn lực lượng, phản công lại khi có thời cơ .

- Đề nghị giảng hòa khi giành được chiến thắng\(\rightarrow\) để giữ quan hệ giữa hai nước, không khích động sự hằn thù giữa hai nước để giữ hòa bình được lâu dài và bảo toàn được lực lượng quân dân .


Các câu hỏi tương tự
dieu nguyen thi
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Mai Hoàng Long
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Hiếu Phương
Xem chi tiết
Thảo Trần
Xem chi tiết
Minh khoi Nguyen
Xem chi tiết
bùivân trang
Xem chi tiết