1.Cho 600ml dd BaCl2(D=1,03g/ml)10% vào 100ml dd H2SO4 20%(D=1,14g/ml).Tính khối lượng kết tủa tạo thành và xác định C% các chất trong dd thu được sau khi tách bỏ kết tủa
2.Khử hoàn toàn 8g một oxit kim loại cần vừa đủ 9,03.10^22 phân tử CO.Kim loại thu được cho phản ứng hết với HCl,thu được 2,24 lít H2.Xác định công thức của oxit đã dùng (Fe2O3)
3.Cho 4,8g kim loại A hóa trị II pứ với 200ml dd HCl1,5M thì thấy một phần kim loại không tan hết.Nếu cho 4,8g kim loại A phản ứng với 250ml dd HCl 2M thì thấy sau phản ứng vẫn còn dư axit.Xác định kim loại A
(Nguyễn Quang Anh)
Bài 1: ta có:
mBaCl2 = 600. 1,03. 10% = 61,8 g => nBaCl2 = 61,8: 208 \(\approx\)0,3 mol.
mH2SO4 = 100. 1,14. 20% = 22,8g => nH2SO4 = 22,8 : 98 \(\approx\)0,233 mol.
Pư: BaCl2 + H2SO4 ---> BaSO4 + 2HCl
0,233 ----0,233---------0,233------0,466
=> mkết tủa BaSO4 = 0,233. 233 = 54,289g.
Dung dịch sau pứ có: BaCl2 dư = 0,3 - 0,233 = 0,067 mol. HCl tạo ra = 0,466 mol.
Bảo toàn khối lượng => m dd sau pư = 600. 1,03 + 100. 1,14 - 54,289 = 677,711g
=> C% BaCl2 = 0,067. 208 : 677,711 \(\approx\)2,056%.
C% HCl = 0,466. 36,5 : 677,711 \(\approx\)2,51%
Bài 2:
nCO = 9,03. 1022 : 6,02. 1023 = 0,15 mol. => nO trong oxit = 0,15 mol (vì CO + Otrong oxit ---> CO2). => mKim loại = 8 - 0,15.16 = 5,6g
nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol.
ta có: 2M + 2nHCl ----> 2MCln + nH2
=> nM = 0,1.2/n = 0,2/n
=> M. 0,2/n = 5,6 => M = 28n
=> Nếu n = 1 thì M = 28 (loại)
Nếu n = 2 thì M = 56 là Fe (thỏa mãn).
=> nFe = 0,1 mol => nFe : nO = 0,1 : 0,15 = 2:3 => Oxit là Fe2O3
Bài 3: Ta có:
nHCl = 0,2. 1,5 = 0,3 mol (lần 1). nHCl = 0,25. 2 = 0,5 mol (lần 2)
Pứ: A + 2HCl ---> ACl2 + H2.
- lần 1: Kim loại chưa tan hết => nA > 0,3 : 2 = 0,15 mol.
- lần 2: Axit dư => nA < 0,5 : 2 = 0,25 mol
=> 4,8: 0,25 <MA< 4,8: 0,13 => 19,2 < MA < 32
=> A là Mg