+ Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.
+ Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên sông Đà…)
b. Các dạng kí hiệu:
– Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.
– Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.
– Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá, nhà máy.
c. Khả năng biểu hiện:
– Tên và vị trí phân bố của đối tượng.
– Số lượng của đối tượng.
– Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.
a. Đối tượng biểu hiện:
– Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên & các hiện tượng KT-XH trên bản đồ (ví dụ)
+Hiện tượng tự nhiên: Sự di chuyển của gió, bão, các dòng hải lưu
+Hiện tượng kinh tế-xã hội: Sự di chuyển các luồng dân cư, sự dịch chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân…
b. Các dạng kí hiệu:
-Mũi tên(véctơ)
-Dải băng
c. Khả năng biểu hiện:
– Hướng di chuyển của đối tượng.
– Khối lượng của đối tượng di chuyển, tốc độ di chuyển.
– Chất lượng của đối tượng di chuyển.