10. Nhà Minh thực hiện chính sách cai trị đối với nhân dân ta như thế nào? Em hãy bày tỏ thái độ của mình trước những chính sách cai trị đó ?
11. Trình bày tóm tắt diễn biến phong trào khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh do quý tộc Trần lãnh đạo. Vì sao phong trào khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh của quý tộc Trần mặc dù diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn thất bại?
12. Trình bày hoạt động của nghĩa quân trong thời kì ở miền Tây Thanh Hóa? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ? (Liên hệ hội thề Lũng Nhai với các hội thề khác: Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng của nhà Trần).
13. Theo em, vì sao quân ta đang chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan (10/12/1427) với tướng giặc là Vương Thông? Nếu là Lê Lợi em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? (Liên hệ với cách kết thúc chiến tranh với Lý Thường Kiệt, Hồ Chí Minh)
14. Nêu và phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn em hãy rút ra bài học về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. (Liên hệ với các ngư dân biển Đông đang đấu tranh để giữ chủ quyền đất nước)
15. Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê Thánh Tông. So sánh bộ máy chính quyền thời Lê sơ có gì khác với thời Lý - Trần.
16. Quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? Nhận xét về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua lời căn dặn của Lê Thánh Tông với các quan trong triều: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di" (Liên hệ với bảo vệ chủ quyền của nước ta ngày nay)
17. Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ. Vì sao nền kinh tế thời Lê sơ đạt được những thành tựu lớn đó?
18. Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ. Vì sao quốc gia Đại Việt thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu nói trên?
19. Đánh giá về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt.\
CÁC BẠN BIẾT CÂU NÀO THÌ GIÚP MÌNH NHA!! MÌNH CẢM ƠN TRƯỚC Ạ.
10. Nhà Minh thực hiện chính sách cai trị đối với nhân dân ta như thế nào? Em hãy bày tỏ thái độ của mình trước những chính sách cai trị đó ?
- Sau khi xâm lược nước ta thành công, nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc.
- Những chính sách được tiến hành trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị và đặc biệt là văn hóa. Với mục đích muốn đưa nước ta quay lại thời nguyên thủy.
+ Chúng phá hủy các công trình văn hóa tiêu biểu mà các triều đại Lý - Trần đã dày công xây dựng, thiêu hủy sách quý của ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
+ Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt.
+ Thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa,…
=> Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
- Tội ác và chính sách thâm độc đó được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo như sau:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”
11. Trình bày tóm tắt diễn biến phong trào khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh do quý tộc Trần lãnh đạo. Vì sao phong trào khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh của quý tộc Trần mặc dù diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn thất bại?
Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ bị thất bại, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa. Tiêu biểu:
* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1047 - 1409)
- Địa bàn: các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình.
- Hoạt động chính:
+ Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.
+ Đầu năm 1048, quân đội của Trần Ngỗi kéo vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân (Quảng Nam) hưởng ứng.
+ Tháng 12 - 1048, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Cô Tô (Nam Định). Thanh thế của nghĩa quân tăng lên, nhiều người từ các nơi kéo về theo.
+ Tuy nhiên, sau đó Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết hại hai tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa tan ra dần.
* Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Kháng (1409 - 1414)
- Địa bàn: diễn ra trên địa bàn rộng lớn từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.
- Hoạt động chính:
+ Trần Quý Kháng lấy hiệu là Trùng Quang đế.
+ Năm 1411, quân Minh được tăng viện binh mở cuộc tấn công vào Thanh Hóa. Nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.
+ Tháng 4 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hóa, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Kháng, Cảnh Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
12. Trình bày hoạt động của nghĩa quân trong thời kì ở miền Tây Thanh Hóa? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ? (Liên hệ hội thề Lũng Nhai với các hội thề khác: Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng của nhà Trần).
- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.
- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.
- Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
16. Quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào?
Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
17. Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ. Vì sao nền kinh tế thời Lê sơ đạt được những thành tựu lớn đó?
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
18. Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ. Vì sao quốc gia Đại Việt thời Lê sơ lại đạt được những thành tựu nói trên?
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.
=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
19. Đánh giá về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt.\
Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:
* Bộ máy nhà nước:
- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.
* Luật pháp:
- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…