Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
AyE

1. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 dòng nói lên cảm giác sung sướng của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ( trích hồi kí" Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)

Nhanh nhanh, giup e

Nguyễn Đức Anh
9 tháng 7 2018 lúc 19:46

Chúng ta ai mà chẳng có một người mẹ hiền với gương mặt phúc hậu và đôi mắt sáng trong. Học chương IV Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, ta càng thấm thìa tình mẫu tứ sâu nặng và đặc biệt là tấm lòng của đứa con yêu của mẹ qua hình ảnh của bé Hồng.

Bé Hồng là nhân vật chính trong tác phẩm. Bé không được sống yên ổn trong mái ấm gia đình. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ vì cùng quẫn đã phải bỏ con đi tha phương cầu thực.

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

Huong San
11 tháng 7 2018 lúc 8:21
M ặc đ ịnh Cảm nhận về cảm giác sung s ư ớng cực đi ểm của Hồng khi gặp l ại & nằm trong lòng mẹ Nói đ ến Nguyên Hồng, ng ư ời ta nhớ ngay một giọng v ăn như trút c ả bao xúc đ ộng đ ắng đót vào trong nh ững câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày th ơ ấu” là k ỷ ni ệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái d ư v ị đ ắng chát của tuổi th ơ khát khao tình m ẹ. Cho đ ến tận bây giờ, khi đ ọc lại những trang viết này, ng ư ời đ ọc vẫn lây lan c ảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, đ ể rồi chợt nhận ra: tình mẫu t ử là ngu ồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đ ứa tr ẻ có thể v ư ợt lên bao đ ắng cay tủi nhục và bất hạnh. Đo ạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đ ắng và ngọt ngào của chính nhà văn - c ậu bé sinh ra trong một gia đ ình b ất hạnh: ng ư ời cha nghiện ngập rồi chết mòn, ch ết rục bên bàn đèn thu ốc phiện, ng ư ời mẹ cùng túng phải đi tha phương c ầu th ực, cậu bé Hồng đ ã ph ải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đ ến cay nghiệt của chính nh ững ng ư ời trong họ hàng. Cậu bé phải đ ối mặt vớ i bà cô cay nghi ệt, luôn luôn “t ươi cư ời” – khi ến hình dung đ ến loại ng ư ời “bề ngoài th ơn th ớt nói c ư ời – mà trong nham hi ểm giết ng ư ời không dao”. Đáng s ợ h ơn, s ự tàn nhẫn ấy lại dành cho đ ứa cháu ruột vô t ội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồn g trong câu chuy ện đ ã đư ợc thu ật lại bằng tất cả nỗi niềm đau th ắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. K ỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một đi ều thật tự nhiên gi ản dị: Mẹ là ng ư ời chỉ có một trên đ ời, tình mẹ con là m ối dây bền chặt không gì chia c ắt đư ợc. Trư ớc khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc s ống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn h ơn bao đ ứa trẻ lang thang vì còn có m ột mái nhà và những ng ư ời ruột thịt đ ể n ương t ựa sau khi cha mất và m ẹ bỏ đi. Nhưng li ệu có thể gọi là gia đ ình không khi chính nh ững ng ư ời thân – mà đ ại diện là bà cô ruột lại đóng vai tr ò ng ư ời giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ th ơ ấy th ật đáng quí. Đ ối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là ng ư ời tốt nhất , đ ẹp nhất. Tình cảm c ủa đ ứa con đ ã giúp bé v ư ợt qua những thành kiến mà ng ư ời cô đ ã gieo r ắc vào lòng c ậu “Vì tôi bi ết rõ, nhắc đ ến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đ ầu óc tôi những hoài nghi đ ể tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một ng ư ời đàn bà đ ã b ị c ái t ội là goá ch ồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương c ầu thực. Nh ưng đ ời nào lòng th ương yêu và l òng kính m ến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đ ến...” Nhưng ta c ũng nhận ra những vết th ương l òng đau nhói mà bé H ồng đ ã s ớm ph ả i gánh ch ịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đ ựng của một cậu bé cũng có ch ừng mực. Ta chứng kiến và cảm th ương cho t ừng khoảnh khắc đ ớn đau, c ậu đ ã tr ở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của ng ư ời đ ời: “Tôi l ại im l ặng cúi đ ầu xuống đ ất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đ ã cay cay” Dù đ ã kìm nén h ết mức nh ưng nh ững lời đ ộc ác kia vẫn đ ạt đư ợc mục đích khi đ ã l ấy đư ợc những giọt n ư ớc mắt tủi nhục của một đ ứa trẻ không đ ủ sức tự vệ . Ta ch ợt ghê sợ tr ư ớc loại ng ư ời nh ư bà cô – h ọ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, v ới trò tra t ấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt n ư ớc mắt này ch ăng: “Nư ớc mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đ ầm đ ìa ở cằm và cổ”. Càng thương cho c ậu bé Hồng, ta lại càng căm u ất sự ghẻ lạnh của ng ư ời đ ời trư ớc những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đ ã kiên quy ết b ảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác đ ộc: “Chỉ vì tôi th ương m ẹ tôi và c ăm t ức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, đ ể sinh nở m ột cách giấu giếm... Tôi c ư ời dài trong tiếng khóc”. D ư ờng nh ư kho ảnh khắc c ư ời dài trong ti ếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, li ệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đ ã nh ẫ n tâm b ỏ con không? Có l ẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát đư ợc gặp lại mẹ lúc nào cũng thư ờng trực trong lòng cậu bé. Ta xúc đ ộng biết bao nhiêu tr ư ớc khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi s ợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đ ã không đánh l ừa cậu, đ ể đ ền đáp l ại là cảm giác của đ ứa con trong lòng mẹ - c ảm giác đư ợc chở che, bảo bọc, đư ợc th ương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà v ăn th ật t ươi t ắn sinh đ ộng, là sự diệu kỳ giúp cậu bé v ư ợt lên nỗi cay đ ắng của nh ững ngày xa mẹ. M ỗi khi đ ứng tr ư ớc mẹ, có lẽ mỗi một ng ư ời trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận đư ợc tình me gi ống nh ư c ậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đ ầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc r ồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao đư ợc, khi những uất ức nén nhịn c ó d ịp bùng phát, khi c ậu bé có đư ợc cảm giác an toàn và đư ợc chở che trong vòng tay mẹ. Thật đ ẹp khi chúng ta đ ọc những câu v ăn, tràn tr ề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và l ăn vào lòng m ột ng ư ời mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của ng ư ời mẹ, đ ể ng ư ời mẹ vuốt v e t ừ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống l ưng cho, m ới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. M ẹ đ ã tr ở về cùng đ ứa con thân yêu, đ ể cậu bé đư ợc thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nh ỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với m ẹ đ ã đư ợc nhà v ăn gi ãi bày trên trang gi ấy. M ột đo ạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà v ăn dành cho m ẹ đ ã khi ến cho bao trái tim tr ẻ th ơ th ổn thức. Đi ều quan trọng h ơn, nhà văn đ ã đem đ ến cho ta nh ững giờ phút suy ngẫm về vai trò Ng ư ời Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đ ậm trong hoài ni ệm đ ã làm nên m ột hồn v ăn nhân ái Nguyên H ồng sau này ch ăng

Các câu hỏi tương tự
Hoai Hoang
Xem chi tiết
Trí Thành
Xem chi tiết
Anh Lan
Xem chi tiết
Hon Sì Quạc
Xem chi tiết
Bách Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Võ Thị Hoài Linh
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết