Luyện tập tổng hợp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Hoài An

1. Viết cách thành lập V_ing

2. Viết cách đọc đuôi s, es, ed

3. Viết các loại câu đề nghị

4. Viết cấu trúc câu cảm thán

5. Viết cấu trúc câu hỏi đuôi( cả những trường hợp đặc biệt )

6. Viết cách dùng của các động từ khuyết thiếu ( can, could, have to, must, will, should, had better, will be able to, might, ought to )

nguyễn khánh linh
12 tháng 7 2017 lúc 12:19

1.Cách thêm đuôi "ing"Nguyên tắc thêm đuôi ing 1: Động từ tận cùng bằng e, ta bỏ e rồi mới thêm ing
Ví dụ:

take => taking
drive => driving


Nhưng không bỏ e khi động từ tận cùng bằng ee.
Ví dụ:

see => seeing
agree => agreeing


Nguyên tắc thêm ing 2: Động từ tận cùng bằng ie, ta biến ie thành ying.
Ví dụ:

die => dying
lie => lying


Nhưng động từ tận cùng bằng y vẫn giữ nguyên y khi thêm ing.
Ví dụ:

hurry => hurrying


Nguyên tắc thêm ing 3: Ta nhân đôi phụ âm cuối trước khi thêm -ing khi động từ một âm tiết tận cùng bằng “1 nguyên âm + 1 phụ âm”.
Ví dụ:

win => winning
put => putting


4.Nguyên tắc thêm ing 4: Trong trường hợp động từ có từ hai âm tiết trở lên, ta chỉ nhân đôi phụ âm khi dấu nhấn âm rơi vào âm tiết cuối cùng.
Ví dụ:

perˈmit => perˈmitting
preˈfer => preˈferring


Nhưng không nhân đôi phụ âm khi dấu nhấn âm không rơi vào âm tiết cuối.
Ví dụ:
open => opening
enter => entering

2.

*Cách đọc đuôi s/es

Quy tắc 1: Phát âm là /s/ khi tận cùng từ bằng -p, -k, -t, -f.

EX: stops [stops] works [wə:ks]

Quy tắc 2: Phát âm là /iz/ khi tận cùng từ bằng -s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,-o,-ge,-ce

EX: misses /misiz/ ; watches [wochiz]

Quy tắc 3: Phát âm là /z/ đối với những từ còn lại

EX: study - studies; supply-supplies…..

*Cách đọc đuôi "ed"

1. Đuôi ed được đọc là /id/. Khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/. Ví dụ
Từ Phát âm Dịch nghĩa Đặt câu
Wanted ´wɔntid Muốn He wanted to buy a bike last month.

(Anh ấy muốn mua một cái xe đạp vào tháng trước.)

Added ædid Thêm vào She added more hot water to her tea.

(Cô ấy đã cho thêm một chút nước nóng vào tách trà.)

2. Đuôi ed được đọc là /t/. Khi động từ có phát âm kết thúc là: /ch/, /p/, /f/, /s/, /k/, /th/, /ʃ/, /t ʃ/.

* Mẹo: Các bạn có thể nhớ mẹo là “Chính phủ phát sách không thèm share” cho dễ nhớ nha.

Ví dụ
Từ Phát âm Dịch nghĩa Đặt câu
Hoped houpt Hi vọng I hoped of winning.

(Cô ấy rất hi vọng vào việc giành chiến thắng.)

Coughed kɔft Ho I coughed because the weather was bad.

(Bởi vì thời tiết xấu nên tôi bị ho.)

Fixed fikst Sửa chữa She fixed the machine.

(Cô ấy đã sửa cái máy.)

3. Đuôi ed được đọc là /d/ Trong các trường hợp còn lại. Ví dụ
Từ Phát âm Dịch nghĩa Đặt câu
Cried kraid Khóc The baby cried.

(Đứa bé khóc.)

Smiled smaild Cười She smiled with me.

(Cô ấy đã mỉm cười với tôi.)

Played pleid Chơi I played football yesterday.

(Hôm qua tôi chơi bóng đá.)

3.Các loại câu đề nghị:

Để đưa ra một lời đề nghị hoặc một lời gợi ý, ta có thể dùng các từ sau: let’s, what about, how about, why not.

-Let’s: Ta có thể dùng câu trúc câu mệnh lệnh bắt đầu bằng “Let’s” (Let us): đề nghị ai đó cùng làm một việc gì với mình.

Let’s + bare infinitive

Ex:

+Let’s go home. Mom is waiting for us. = Chúng ta hãy về nhà thôi. Mẹ đang đợi chúng ta đấy.

+Let’s go to the cinema. = Chúng ta hãy đi xem phim đi.

-What about…? / How about…?: Đưa ra gợi ý làm một việc gì đó


What about + Noun/Noun phrase/V-ing…?

How about + Noun/Noun phrase/V-ing…?
Ex:

+How about going out for lunch? = Ra ngoài ăn cơm trưa được không?

+What about a glass of beer? = Một ly bia nha?

+What about going out for a walk? = Ra ngoài đi dạo chút nhé?

- Why not…?: Gợi ý hay lịch sự đề nghị người đối diện làm gì

Why not + bare infinitive …?

Why don’t we/you + bare infinitive …?

Ex:

+Why don’t we play soccer in the rain? = Tại sao chúng ta không chơi đá banh dưới trời mưa nhỉ?

+Why not have a bath? = Sao không đi tắm?

4.Cấu trúc câu cảm thán:

*Cấu trúc câu cảm thán với What

WHAT + a/ an + adj + danh từ đếm được

=> What a lazy student! (Cậu học trò lười quá!)

=> What an interesting novel! (Quyển tiểu thuyết hay quá!)

Ghi chú: đối với cấu trúc này, khi danh từ đếm được ở số nhiều, ta không dùng a/an. Và lúc đó cấu trúc câu sẽ là:

WHAT + adj + danh từ đếm được số nhiều

=> What tight shoes are! (Giầy chật quá!)

=> What beautiful flowers are! (Bông hoa đẹp quá!)

Đối với danh từ không đếm được, ta theo cấu trúc:

WHAT + adj + danh từ không đếm được

=> What beautiful weather! (Thời tiết đẹp quá! )

Đối với cấu trúc vừa kể, người ta có thể thêm vào phía sau một chủ từ và một động từ. Và lúc đó, cấu trúc với "What " sẽ là:

What + a/ an + adj + noun + S + V

=> What a good picture they saw! (Tôi đã xem một bức tranh thật tuyệt!)

*Cấu trúc câu cảm thán với " HOW"

HOW + adjective/ adverb + S + V

=> How cold (adj) it is! (Trời lạnh thế!)

=> How interesting (adj) this film is! (Bộ phim này thú vị thật!)

=> How well (adv) she sings! (Cô ấy hát hay thế không biết!)

Dưới đây là một số ví dụ khác, ngoài 2 cấu trúc cảm thán phổ biến với WHAT và HOW ở trên:

=> I did it! (Tớ làm được rồi!)

=> I am so happy! (Tôi rất vui)

=> You did a good job! (Bạn làm tốt lắm!)

=> That is an expensive car! (Đó là một chiếc xe hơi đắt đỏ!)

=> I love the color of your room! (Tớ thích màu sắc căn phòng của cậu!)

=> That's amazing! (Thật ngạc nhiên!)

5.Cấu trúc câu hỏi đuôi:

Đối với động từ thường (ordinary verbs)

Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.
S + V(s/es/ed/2)….., don’t/doesn’t/didn’t + S?
Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định
S + don’t/ doesn’t/didn’t + V….., do/does/did + S?

Hiện tại đơn với TO BE:

- he is handsome, is he? = Anh ấy đẹp trai, đúng không?
– You are worry, aren’t you? = Bạn đang lo lắng, phải không?

Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ

- They like me, don’t they?
– she loves you, doesn’t she?

Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ DID, quá khứ đơn với TO BE: WAS hoặc WERE:

- He didn’t come here, did he?
– He was friendly, wasn't he?

Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS

- They have left, haven’t they?
– The rain has stopped, hasn’t they?

Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAD:

- He hadn’t met you before, had he ?

Thì tương lai đơn

- It will rain, won’t it?

Hãy chú ý tới ý nghĩa của “yes và no” trong câu trả lời đối với câu hỏi phủ định:

- You’re not going out today, are you? (Hôm nay bạn không đi chơi phải không?)

- Yes. (=Yes, I am going out) Có. (=Có, tôi có đi chơi)

- No. (=No, I am not going out) Không. (=Không, tôi không đi chơi)

Đối với động từ đặc biệt (special):

Là các động từ khi chuyển sang câu phủ định ta thêm NOT vào sau động từ, khi chuyển sang nghi vấn đưa chính động từ này lên trước chủ ngữ.

Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.

S + special verb….. , special verb + not + S?

Ex: – You are a student, aren’t you?

She has just bought a new bicycle, hasn’t she?

Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định

S + special verb + not….., special verb + S?

Eg: – You aren’t a student, are you?

She hasn’t bought a new bicycle, has she?

Đối với động từ khiếm khuyết


(modal verbs)

Câu giới thiệu khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định.

S + modal verb…………., modal verb + not + S?

Eg: – He can speak English, can’t he?

Lan will go to Hue next week, won’t she?

Câu giới thiệu phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định

S + modal verb + not…………., modal verb + S?

Ex: – He can’t speak English, can he?

Lan won’t go to Hue next week, will she?

*Một số dạng đặc biệt của câu hỏi đuôi:

- Câu giới thiệu dùng “I am”, câu hỏi đuôi là “aren’t I”

Eg: I am a student, aren’t I?

- Câu giới thiệu dùng Let’s, câu hỏi đuôi là “Shall we”

Eg: Let’s go for a picnic, shall we?

- Chủ ngữ là những đại từ bất định “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” câu hỏi đuôi là “they”

Eg: Somebody wanted a drink, didn’t they?

Nobody phoned, did they?

- Chủ ngữ là “nothing” thì câu hỏi đuôi dùng “it”. Và Nothing là chủ ngữ có nghĩa là mệnh đề giới thiệu đang ở dạng phủ định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Eg: Nothing can happen, can it?

- Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định

Eg: He seldom drinks wine, does he?

- Câu đầu có It seems that + mệnh đề, lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi

Eg: It seems that you are right, aren’t you ?

– Chủ từ là mệnh đề danh từ, dùng “it” trong câu hỏi đuôi

Eg: What you have said is wrong, isn’t it ?
Why he killed himself seems a secret, doesn’t it ?

- Sau câu mệnh lệnh cách (Do…/Don’t do v.v… ), câu hỏi đuôi thường là … will you?:

Eg: Open the door, will you?

Don’t be late, will you?

- Câu đầu là I WISH, dùng MAY trong câu hỏi đuôi

Eg: I wish to study English, may I ?

– Chủ từ là ONE, dùng you hoặc one trong câu hỏi đuôi

Eg: One can be one’s master, can’t you/one?

– Câu đầu có MUST, must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau

Must chỉ sự cần thiết: => dùng needn’t
Eg: They must study hard, needn’t they?
Must chỉ sự cấm đoán: => dùng must Ex: You mustn’t come late, must you ? Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: => dựa vào động từ theo sau must Ex: He must be a very intelligent student, isn’t he? ( anh ta ắt hẳn là 1 học sinh rất thông minh, phải không ?)
Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ ( trong công thức must +have+ p.p) : => dùng [ ] là have/has Ex: You must have stolen my bike, haven’t you? ( bạn chắc hẵn là đã lấy cắp xe của tôi, phải không?)

- Câu cảm thán, lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, [ ] dùng is, am, are

Eg: What a beautiful dress, isn’t it?
How intelligent you are, aren’t you?

- Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel + mệnh đề phụ, lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.

Eg: I think he will come here, won’t he?
I don’t believe Mary can do it, can she?

( lưu ý MĐ chính có not thì vẫn tính như ở MĐ phụ)
Cùng mẫu này nhưng nếu chủ từ không phải là I thì lại dùng mệnh đề đầu làm câu hỏi đuôi.
Eg: She thinks he will come, doesn’t she?

- USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ).

Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID
Eg: She used to live here, didn’t she?
– Had better: “had better” thường được viết ngắn gọn thành ‘D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy ‘D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.
Eg: He’d better stay, hadn’t he?
– WOULD RATHER: Would rather thường được viết gọn là ‘D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.
Eg: You’d rather go, wouldn’t you?

6.Cách dùng các động từ khuyết thiếu:

I. CAN – COULD

A. CAN

CAN chỉ có 2 thì: Hiện tại và Quá khứ đơn. Những hình thức khác ta dùng động từ tương đương “be able to”. CAN cũng có thể được dùng như một trợ động từ để hình thành một số cách nói riêng.

1. CAN và COULD có nghĩa là “có thể”, diễn tả một khả năng (ability).

Can you swim?

She could ride a bicycle when she was five years old.

2. Trong văn nói (colloquial speech), CAN được dùng thay cho MAY để diễn tả một sự cho phép (permission) và thể phủ định CANNOT được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition).

In London buses you can smoke on the upper deck, but you can’t smoke downstairs.

3. CAN cũng diễn tả một điều có thể xảy đến (possibility). Trong câu hỏi và câu cảm thán CAN có nghĩa là ‘Is it possible…?’

Can it be true?

It surely can’t be four o’clock already!

4. CANNOT được dùng để diễn tả một điều khó có thể xảy ra (virtual impossibility).

He can’t have missed the way. I explained the route carefully.

5. Khi dùng với động từ tri giác (verbs of perception) CAN cho ý nghĩa tương đương với thì Tiếp diễn (Continuous Tense).

Listen! I think I can hear the sound of the sea. (không dùng I am hearing)

B. COULD

1. COULD là thì quá khứ đơn của CAN.

She could swim when she was five.

2. COULD còn được dùng trong câu điều kiện.

If you tried, you could do that work.

3. Trong cách nói thân mật, COULD được xem như nhiều tính chất lịch sự hơn CAN.

Can you change a 20-dollar note for me, please?

Could you tell me the right time, please?

4. COULD được dùng để diển tả một sự ngờ vực hay một lời phản kháng nhẹ nhàng.

His story could be true, but I hardly think it is.

I could do the job today, but I’d rather put it off until tomorrow.

*Have to-must

1. MUST có nghĩa là “phải” diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc.

You must drive on the left in London.

2. MUST dùng trong câu suy luận logic.

Are you going home at midnight? You must be mad!

You have worked hard all day; you must be tired.

3. MUST NOT (MUSTN’T) diễn tả một lệnh cấm.

You mustn’t walk on the grass.

4. Khi muốn diễn tả thể phủ định của MUST với ý nghĩa “không cần thiết” người ta sử dụng NEED NOT (NEEDN’T).

Must I do it now? – No, you needn’t. Tomorrow will be soon enough.

6. MUST và HAVE TO

– HAVE TO dùng thay cho MUST trong những hình thức mà MUST không có.

We shall have to hurry if we are going to catch the twelve o’clock train.

– HAVE TO không thể thay thế MUST trong câu suy luận logic.

He must be mad. (I personally thought that he was mad)

– MUST và HAVE TO đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng bách, bắt buộc (compulsion). Tuy nhiên MUST mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ người nói trong khi HAVE TO mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ hoàn cảnh bên ngoài (external circumstances)

You must do what I tell you.

Passengers must cross the line by the bridge. (Lệnh của Cục Đường Sắt)

Passengers have to cross the line by the bridge. (Vì không còn đường nào khác)

*Will

WILL:

– Được dùng ở thì Tương lai (simple future), diễn tả một kế hoạch (plan), sự mong muốn (willingness), một lời hứa (promise) hay một sự quả quyết (determination).

All right; I will pay you at the rate you ask. (willingness)

I won’t forget little Margaret’s birthday. I will send her a present. (promise)

– Dùng trong câu đề nghị.

Will you shut the door?

Shall I open the window?

*Should-Had better

Được dùng trong những trường hợp sau:

– Dùng trong câu khuyên ai đó nên làm gì, và tương đương với ought to.

You should do what the teacher tells you.

People who live in glass houses should not throw stones. (proverb)

– Dùng thay cho must khi không muốn diễn tả một ý nghĩa quá bắt buộc ai đó phải làm gì.

Members who want tickets for the dance should apply before September 1st to the Secretary.

Had better có nghĩa là tốt hơn nên làm gì đó, mang nghĩa khuyên răng, cảnh báo hoặc miêu tả sự khẩn trương của hành động.

Had better (I’d better/you’d better)

I’d better do something = Tôi nên làm điều gì đó, nếu tôi không làm thì sẽ có thể gặp rắc rối hay nguy hiểm:

Ex1: I have to meet Ann in ten minutes. I’d better go now or I’ll be late. Tôi phải gặp Ann sau 10 phút nữa. Tốt hơn là tôi nên đi ngay, nếu không tôi sẽ bị trễ.

Ex2: “Shall I take an umbrella?” “Yes, you’d better. It might rain.” “Tôi có nên mang theo dù không?” “Nên chứ. Trời có thể mưa đó.”

Ex3: We’d better stop for petrol soon. The tank is almost empty. (Chúng ta nên dừng lại đổ xăng sớm đi. Bình xăng gần như cạn hết rồi.)

Hình thức phủ định là I’d better not (=I had better not):

Ex1:

A: Are you going out tonight? (Tối nay bạn có đi chơi không?)

B: I’d better not. I’ve got a lot of work to do. (Tốt hơn là tôi không đi. Tôi có nhiều việc phải làm.)

Ex2: You don’t look very well. You’d better not go to work today. (Bạn trông không được khỏe lắm. Tốt hơn là hôm nay bạn đừng đi làm.)

Bạn cũng có thể dùng had better khi bạn muốn cảnh cáo hay nhắc nhở ai đó rằng họ phải làm điều gì đó:

Ex: You’d better be on time/You’d better not be late. (or I’ll be very angry) Anh tốt hơn là nên đi đúng giờ/Anh tốt hơn là đừng trễ nữa. (nếu không tôi sẽ rất giận)

Hãy ghi nhớ:

Dạng had better thường được viết tắt là: I’d better/you’d better... trong tiếng Anh giao tiếp: I’d better phone Carol, hadn’t I? (Tôi sẽ gọi điện thoại cho Carol, có nên không?)

Had là dạng quá khứ (past form), nhưng trong cụm từ này nó mang nghĩa hiện tại hay tương lai, không phải quá khứ (present or future not past):

Ex: I’d better go to the bank now/tomorrow. (Tốt hơn là tôi nên đến ngân hàng ngay bây giờ/vào ngày mai.)

Ta nói I’d better do... (không nói “to do”):

Ex: It might rain. We’d better take an umbrella a. (not “we’d better to take”) (Trời có thể mưa. Tốt hơn là chúng ta nên mang theo dù.)

Had better và should.

"Had better" có nghĩa tương tự như "should", nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Ta chỉ sử dụng "had better" cho những tình huống đặc biệt (không dùng trong những trường hợp tổng quát).

Còn "should" được dùng cho tất cả các trường hợp khi đưa ra ý kiến hay cho ai lời khuyên:

Ex1: It’s cold today. You’d better wear a coat when you go out. (a particular situation) Hôm nay trời lạnh. Tốt hơn là bạn nên mặc áo khoác khi đi ra ngoài. (một tình huống đặc biệt)

Ex2: I think all drivers should wear seat belts. (in general không nói had better wear) Tôi nghĩ là tất cả các tài xế nên đeo dây lưng an toàn. (một cách tổng quát)

Cũng vậy, đối với "had better", luôn luôn có một mối nguy hiểm hay chuyện không hay nếu bạn không làm theo lời khuyên. Còn "should" chỉ mang ý nghĩa “đó là một việc nên làm”. Hãy so sánh:

Ex1: It’s a great film. You should go and see it. (but no danger, no problem if you don’t) Thật là một cuốn phim hay. Bạn nên đi xem nó. (bạn không xem cũng không có vấn đề gì)

Ex2: The film starts at 8.30. You’d better go now or you’ll be late. (Cuốn phim bắt đầu lúc 8 giờ 30. Bạn nên đi ngay bây giờ nếu không bạn sẽ trễ.)

*Ought to

OUGHT TO có nghĩa là “nên”, gần giống với should. Trong hầu hết các trường hợp OUGHT TO có thể được thay thế bằng should.

They ought to (should) pay the money.

He ought to (should) be ashamed of himself.

– OUGHT TO cũng dùng để diễn tả một sự gần đúng, rất có thể đúng (strong probability).

If Alice left home at 9:00, she ought to be here any minute now.

– OUGHT TO có thể dùng trong tương lai với các từ xác định thời gian tương lai như tomorrow, next Tuesday…

Our team ought to win the match tomorrow.

– OUGHT NOT TO HAVE + past participle diễn tả một sự không tán đồng về một hành động đã làm trong quá khứ.

You ought not to have spent all that money on such a thing.

*May-might

1. MAY và dạng quá khứ MIGHT diễn tả sự xin phép, cho phép (permission).

May I take this book? – Yes, you may.

She asked if she might go to the party.

2. MAY/MIGHT dùng diễn tả một khả năng có thể xảy ra hay không thể xảy ra.

It may rain.

He admitted that the news might be true.

3. Dùng trong câu cảm thán, MAY/MIGHT diễn tả một lời cầu chúc.

May all your dreams come true!

Trong cách dùng này có thể xem MAY như một loại Bàng Thái cách (Subjunctive).

4. MAY/MIGHT dùng trong mệnh đề theo sau các động từ hope (hy vọng) và trust (tin tưởng).

I trust (hope) that you may find this plan to your satisfaction.

He trust (hoped) that we might find the plan to our satisfaction.

5. MAY/MIGHT dùng thay cho một mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (adverb clauses of concession).

He may be poor, but he is honest. (Though he is poor…)

Try as he may, he will not pass the examination. (Though he tries hard…)

Try as he might, he could not pass the examination. (Though he tried hard…)

6. MAY/MIGHT thường được dùng trong mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (adverb clauses of purpose). Trong trường hợp này người ta cũng thường dùng CANCOULD để thay cho MAY/MIGHT.

She was studying so /that she might read English books.

7. MIGHT (không dùng MAY) đôi khi được dùng trong câu để diễn tả một lời trách mắng có tính hờn dỗi (petulant reproach).

You might listen when I am talking to you.

(Làm ơn ráng mà lắng nghe tôi nói)

You might try to be a little more helpful.

(Làm ơn ráng mà tỏ ra có ích một chút)

*Will be able to

Chúng ta sẽ sử dụng cụm động từ will be able to để nói về khả năng trong tương lai.

Ví dụ:

The baby will be able to speak next month. (Đứa bé sẽ có thể nói được vào tháng tới.)
You will be able to communicate in English after finishing the course. (Bạn sẽ có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh sau khi hoàn thành khóa học.) ~ The end~ Chúc bạn học tốt!!!vui


Các câu hỏi tương tự
Bình Nguyễn
Xem chi tiết
lữ đồng thùy linh
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Trang
Xem chi tiết
trần đức đạt
Xem chi tiết
Trinh Văn
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy
Xem chi tiết
MARYE
Xem chi tiết